Top 10 games đổi thưởng hàng đầu Việt Nam năm 2023

Tuần thứ 35 của thai kỳ

20/02/2017

Tuần thứ 35 của thai kỳ

Tuần 35
 
                         Tuần thứ 35 của thai kỳ
Sự phát triển của thai nhi:

Con bạn bây giờ không còn rộng chổ để múa may, nó đã dài gần 4 tấc rưỡi, nặng được 2 kí 2 rồi. Vì tử cung của bạn cũng khít khao, nên nó không thể lộn vòng nữa, nhưng số lần chòi đạp thì cũng vẫn như cũ. Thận nó đã phát triển hoàn toàn, và gan của nó đã có thể chế biến các chất thải. Sự phát triển cơ bản về thể chất của nó hầu như hoàn tất – Nó sẽ dùng mấy tuần sắp đến để tăng trọng.

Cuộc sống của bạn đang thay đổi thế nào?
 
Tử cung của bạn – hồi mới có thai nằm lọt trong khung chậu – bây giờ lên cao tới dưới khung xương sườn. Nếu bạn có thể ghé mắt nhìn vào tử cung của bạn bạn sẽ thấy bây giờ phần thai nhi lớn hơn phần nước ối. Tử cung căng phồng của bạn cũng chèn ép lên các cơ quan nội tạng, tại vì thế bạn cứ mắc tiểu hoài và có thể còn phải đương đầu với chứng ợ chua nóng và những khổ sở khác ở dạ dày ruột. Nếu không vướng vào những phiền phức đó thì bạn thuộc vào một trong những thiểu số hạnh phúc.

Kể từ bây giờ bạn nên đi khám thai mỗi tuần một lần. trong khoảng từ tuần này cho tới tuần 37 bạn sẽ được phết âm đạo và hậu môn để cấy vi trùng kiểm tra xem có hiện diện của con liên cầu khuẩn nhóm B  (goup B streptococci – GBS) không. Người ta lấy gòn quét nhẹ rồi đem đi xét nghiệm, chẵng đau đớn gì đâu. Con liên cầu khuẩn nhóm B viết tắc là GBS này thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu bạn có nó và truyền qua em bé lúc sanh, nó có thể gây những hậu quả hiểm nghèo cho bé như bệnh viêm phổi, viêm màng não, hay nhiễm trùng huyết. Bởi có khoảng từ 10 đến 30 phụ nữ có mang vi trùng này mà không biết, thiết nghĩ sàng lọc phát hiện nó là rất cần thiết (vi trùng nó muốn đến lúc nào thì đến đố ai biết – cho nên không xét nghiệm cho bạn ở đầu thai kỳ). Nếu bạn có mang GBS, bạn sẽ được điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch lúc chuyển bụng sanh, nó sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng cho con bạn.