Tuần thứ 28 của thai kỳ
20/02/2017Tuần thứ 28 của thai kỳ
BA THÁNG CUỐI CỦA THAI KỲ
Tuần 28 Sự phát triển của thai nhi:
Đến tuần này, con bạn nặng gần một kí lô gam, dài 37.5 cm tính từ đầu đến gót. Nó có thể chớp mắt, những con mắt đã có lông mi chưng ra. Thị lực phát triển cho phép nó nhìn thấy được ánh sáng chiếu xuyên qua tử cung. Nó cũng phát triển hàng tỉ tế bào thần kinh(nơ ron) trong não, và cơ thể tích thêm nhiều mỡ để chuẩn bị cho cuộc sống lúc vào đời.
Cuộc sống của bạn đang thay đổi thế nào?
Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần này. Giống như thai phụ khác, trong ba tháng này bạn mập thêm khoảng 5 kí.
Ở thời điểm này, bạn nên đi khám thai hai tuần một lần, cho tới tuần 38 thì một tuần một lần. Tùy vào nguy cơ khả dĩ của bạn, họ có thể cho bạn xét nghiệm HIV và giang mai, cũng như cho cấy tìm Clamydia và vi trùng lậu, để nắm chắc tình hình sức khỏe của bạn trước khi sanh.
Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc đường huyết của bạn có hơi cao, thì bạn phải được làm thêm thử nghiệm dung nạp đường ba giờ để xác định.
Nếu xét nghiệm máu tiền thai cho biết bạn thuộc nhóm Rh(-) , bạn sẽ được chích immunoglobulin Rh để ngăn cơ thể bạn không sản sinh ra kháng thể có thể chống lại máu của con bạn (nếu con bạn Rh(+) , bạn còn phải chích thêm một mủi immunoglobulin Rh sau khi bạn sanh).
Trong khoảng thời gian này, một vài thai phụ bị một cảm giác khó chịu giống như “sùng bò” ở bắp chân, không làm cho hết thì không ngủ nghỉ gì được. Nếu cảm giác này dịu khi bạn di chuyển, thì có lẻ bạn mắc phải hội chứng “đôi chân không nghỉ” –Restless legs syndrome (RLS). – Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra RLS nầy, nhưng thường hay gặp ở các bà mong con. Cố duỗi chân ra, hay xoa bóp mát xa, ngừng uống cà phê, thứ này làm bệnh năng thêm. Hỏi thăm bác sĩ có cần uống thêm sắt không, sắt cũng có khi làm bớt RLS.
Tuần 28 Sự phát triển của thai nhi:
Đến tuần này, con bạn nặng gần một kí lô gam, dài 37.5 cm tính từ đầu đến gót. Nó có thể chớp mắt, những con mắt đã có lông mi chưng ra. Thị lực phát triển cho phép nó nhìn thấy được ánh sáng chiếu xuyên qua tử cung. Nó cũng phát triển hàng tỉ tế bào thần kinh(nơ ron) trong não, và cơ thể tích thêm nhiều mỡ để chuẩn bị cho cuộc sống lúc vào đời.
Cuộc sống của bạn đang thay đổi thế nào?
Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần này. Giống như thai phụ khác, trong ba tháng này bạn mập thêm khoảng 5 kí.
Ở thời điểm này, bạn nên đi khám thai hai tuần một lần, cho tới tuần 38 thì một tuần một lần. Tùy vào nguy cơ khả dĩ của bạn, họ có thể cho bạn xét nghiệm HIV và giang mai, cũng như cho cấy tìm Clamydia và vi trùng lậu, để nắm chắc tình hình sức khỏe của bạn trước khi sanh.
Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc đường huyết của bạn có hơi cao, thì bạn phải được làm thêm thử nghiệm dung nạp đường ba giờ để xác định.
Nếu xét nghiệm máu tiền thai cho biết bạn thuộc nhóm Rh(-) , bạn sẽ được chích immunoglobulin Rh để ngăn cơ thể bạn không sản sinh ra kháng thể có thể chống lại máu của con bạn (nếu con bạn Rh(+) , bạn còn phải chích thêm một mủi immunoglobulin Rh sau khi bạn sanh).
Trong khoảng thời gian này, một vài thai phụ bị một cảm giác khó chịu giống như “sùng bò” ở bắp chân, không làm cho hết thì không ngủ nghỉ gì được. Nếu cảm giác này dịu khi bạn di chuyển, thì có lẻ bạn mắc phải hội chứng “đôi chân không nghỉ” –Restless legs syndrome (RLS). – Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra RLS nầy, nhưng thường hay gặp ở các bà mong con. Cố duỗi chân ra, hay xoa bóp mát xa, ngừng uống cà phê, thứ này làm bệnh năng thêm. Hỏi thăm bác sĩ có cần uống thêm sắt không, sắt cũng có khi làm bớt RLS.
Tags
kiến thức y học phổ thông kien thuc y hoc pho thong Tuần thứ 28 của thai kỳ tuan thu 28 cua thai ky
Bài viết khác
- TRẺ HOÁ CỘT SỐNG (PHÒNG NGỪA- ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN THOÁI HÓA CỘT SỐNG)
- NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG ĐỂ GÓP PHẦN PHÒNG NHIỄM CÚM VIRUS CORONA BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Sống không bệnh: liệu pháp 4T
- Tuần thứ 1 và 2 của thai kỳ
- Tuần thứ 3 của thai kỳ
- Tuần thứ 4 của thai kỳ
- Tuần thứ 5 của thai kỳ
- Tuần thứ 6 của thai kỳ
- Tuần thứ 7 của thai kỳ
- Tuần thứ 8 của thai kỳ