Tuần thứ 24 của thai kỳ
20/02/2017Tuần thứ 24 của thai kỳ
Tuần 24
Sự phát triển của thai nhi:
Con bạn bạn tiếp tục lớn nhanh, tuần rồi thai tăng 100 gam, tổng cộng bé nặng 550 gam, dài hơn 30 cm. Thân hình bé căng đầy ra theo đúng tỉ lệ, bắt đầu phúng phính lên. Não bộ của bé cũng phát triển nhanh, các gai lưỡi tiếp tục hình thành. Phổi phân nhánh thành các nhánh phế quản, trong lúc các tế bào cung cấp surfactant (chất có hoạt tính bề mặt), chất này sẽ giúp các phế nang dãn nở khi bé chào đời. Da cũng còn mỏng và trong suốt nhưng sẽ có thay đổi sớm.
Cuộc sống của bạn đang thay đổi thế nào?
Trong vài tuần vừa qua, đỉnh tử cung của bạn đã vượt qua rốn rồi, bây giờ nó bằng cở quả bóng tròn. Đa số thai phụ được làm thử nghiệm đường huyết GCT (glucose challenge test) để sàng lọc tiểu đường trong thai kỳ.
Tiểu đường không được điều trị tăng nguy cơ khó sanh đường dưới hay phải mổ, vì bệnh này làm con bạn to ra rất nhiều, nhất là phần thân trên. Nó cũng dễ gây ra các biến chứng khác cho con bạn chẳng hạn hạ đường huyết lúc mới sanh. Nếu GCT dương tính thì cũng chưa chắc bạn bị tiểu đường thai kỳ, cần làm thêm thử nghiệm GTT(glucose tolerance test) để xác định.
Cuối cùng, đây là lúc bạn phải tìm hiểu cách phát hiện các triệu chứng sanh non nếu bạn chưa biết. Liên lạc ngay với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào sau đây.
3 câu hỏi về vấn đề sanh non.
Có hơn 12 phần trăm em bé ở Hoa Kỳ sanh sớm (trước 37 tuần). Khoảng một phần ba trong số nầy là sanh chủ động, nghĩa là các BS cho dục sanh hay mổ sanh vì tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của sản phụ, chẵng hạn như tiền sản giật xấu đi hay do thai nhi ngừng tăng trưởng. Số còn lại là sanh non tự nhiên.
Bạn bị sanh non nếu bạn chuyển bụng sanh trước tuần 37, hay vỡ ối, hay cổ tử cung mở mà không có cơn gò.
Có một một số các yếu tố nguy cơ gây sanh non, chẳng hạn như các viêm nhiễm đường âm đạo, các vấn đề thuộc về nhau thai, hay khiếm khuyết ở cổ tử cung. Trong một số lớn trường hợp ta không rõ nguyên nhân khiến sãn phụ chuyển bụng sanh sớm ngày. Do đó thai phụ nên tìm hiểu các triệu chứng sanh non, và biết làm gì khi điều đó xảy ra với bạn.
Câu hỏi 1
Các dấu hiệu của sanh non là gì?
Đi khám hay gọi ngay cho bác sĩ nếu có các triệu chứng sau trước tuần 37:
Ra nhiều khí hư
Khí hư trở nên lỏng, giống nhớt, hay có máu
Ra máu âm đạo
Đau bụng, đau quặn kiểu đau bụng kinh, hay có bốn cơn gò trong vòng một giờ (ngay cả trường hợp không đau)
Thấy căng tức vùng dạ dưới (có cảm giác như con nó đè xuống)
Đau lưng ở vùng thấp, nhất là nếu trước đây bạn không hề đau lưng.
Các triệu chứng này có thể còn mập mờ, ví dụ như tức bụng dưới hay đau lưng là bình thường trong khi mang thai, hay do có cơn gò sớm gọi là cơn gò Braxton Hicks là vô hại. Nhưng an toàn là trên hết, bạn nên đi khám hay tham vấn các nhà chuyên môn đang chăm sóc cho bạn.
Câu hỏi 2
Tôi phải làm gì khi tôi nghĩ mình sắp sanh non?
Nếu bạn có những dấu hiệu sanh non hay nghĩ rằng mình rỉ nước ối, hãy đến ngay games đổi thưởng phụ sản để được thẩm định kỹ hơn. Ở đó họ dùng máy đo cơn gò tử cung, xem tim thai, và xét nghiệm nước tiểu để xem có nhiễm trùng không. Bác sĩ hay nữ hộ sinh sẽ đặt mõ vịt khám xem thử màng ối bị vỡ chưa. Họ có thể phết một ít dịch cổ tử cung và âm đạo để xét nghiệm coi có nhiễm trùng không?. 1 xét nghiệm nữa là tìm Fibronectin bào thai(fFN). Đây là 1 protein gắn kết túi ối vào màng tử cung. Từ tuần 24-34, nếu fFN trong dịch lấy ở cổ tử cung và âm đạo gia tăng có nghĩa là sự gắn kết nầy bị phá vỡ trước dự sanh(do cơn gò hay tổn thương túi ối). Nếu kết quả xét nghiệm fFN âm tính, tiên đoán bạn sẽ không sanh non trong vòng 1-2 tuần tới và như vậy không cần điều trị .
Câu hỏi 3
Nếu con tôi sanh sớm ngày thì bé có sao không?
Con bạn sanh càng gần đủ tháng đủ ngày thì nó càng dễ sống và ít gặp vấn đề về sức khỏe. Những trẻ sanh sớm từ khoảng tuần 34 đến tuần 37 nói chung cũng được, dù chúng có nhiều nguy cơ bị bệnh hoạn ngắn hạn hoặc dài hạn hơn so với trẻ đủ tháng. Hiện nay những trẻ sanh cực non cở 24 tuần (hay thậm chí ít hơn chút đỉnh) vẫn có thể sống nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh, nhưng những trẻ sanh cực non này đòi hỏi điều trị tích cực và chăm sóc dài ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt, và chúng cũng thường mắc phải những vấn đề dài hạn nghiêm trọng.
Tốt nhất, để tránh sanh non là tránh tất cả những nguy hiểm đã biết như hút thuốc, uống rượu, ma túy. Ăn uống đúng dinh dưỡng, khám thai đúng định kỳ, và thông báo cho người chăm sóc y tế của bạn mọi triệu chứng, mọi vấn đề một cách triệt để.
Con bạn bạn tiếp tục lớn nhanh, tuần rồi thai tăng 100 gam, tổng cộng bé nặng 550 gam, dài hơn 30 cm. Thân hình bé căng đầy ra theo đúng tỉ lệ, bắt đầu phúng phính lên. Não bộ của bé cũng phát triển nhanh, các gai lưỡi tiếp tục hình thành. Phổi phân nhánh thành các nhánh phế quản, trong lúc các tế bào cung cấp surfactant (chất có hoạt tính bề mặt), chất này sẽ giúp các phế nang dãn nở khi bé chào đời. Da cũng còn mỏng và trong suốt nhưng sẽ có thay đổi sớm.
Cuộc sống của bạn đang thay đổi thế nào?
Trong vài tuần vừa qua, đỉnh tử cung của bạn đã vượt qua rốn rồi, bây giờ nó bằng cở quả bóng tròn. Đa số thai phụ được làm thử nghiệm đường huyết GCT (glucose challenge test) để sàng lọc tiểu đường trong thai kỳ.
Tiểu đường không được điều trị tăng nguy cơ khó sanh đường dưới hay phải mổ, vì bệnh này làm con bạn to ra rất nhiều, nhất là phần thân trên. Nó cũng dễ gây ra các biến chứng khác cho con bạn chẳng hạn hạ đường huyết lúc mới sanh. Nếu GCT dương tính thì cũng chưa chắc bạn bị tiểu đường thai kỳ, cần làm thêm thử nghiệm GTT(glucose tolerance test) để xác định.
Cuối cùng, đây là lúc bạn phải tìm hiểu cách phát hiện các triệu chứng sanh non nếu bạn chưa biết. Liên lạc ngay với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào sau đây.
3 câu hỏi về vấn đề sanh non.
Có hơn 12 phần trăm em bé ở Hoa Kỳ sanh sớm (trước 37 tuần). Khoảng một phần ba trong số nầy là sanh chủ động, nghĩa là các BS cho dục sanh hay mổ sanh vì tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của sản phụ, chẵng hạn như tiền sản giật xấu đi hay do thai nhi ngừng tăng trưởng. Số còn lại là sanh non tự nhiên.
Bạn bị sanh non nếu bạn chuyển bụng sanh trước tuần 37, hay vỡ ối, hay cổ tử cung mở mà không có cơn gò.
Có một một số các yếu tố nguy cơ gây sanh non, chẳng hạn như các viêm nhiễm đường âm đạo, các vấn đề thuộc về nhau thai, hay khiếm khuyết ở cổ tử cung. Trong một số lớn trường hợp ta không rõ nguyên nhân khiến sãn phụ chuyển bụng sanh sớm ngày. Do đó thai phụ nên tìm hiểu các triệu chứng sanh non, và biết làm gì khi điều đó xảy ra với bạn.
Câu hỏi 1
Các dấu hiệu của sanh non là gì?
Đi khám hay gọi ngay cho bác sĩ nếu có các triệu chứng sau trước tuần 37:
Ra nhiều khí hư
Khí hư trở nên lỏng, giống nhớt, hay có máu
Ra máu âm đạo
Đau bụng, đau quặn kiểu đau bụng kinh, hay có bốn cơn gò trong vòng một giờ (ngay cả trường hợp không đau)
Thấy căng tức vùng dạ dưới (có cảm giác như con nó đè xuống)
Đau lưng ở vùng thấp, nhất là nếu trước đây bạn không hề đau lưng.
Các triệu chứng này có thể còn mập mờ, ví dụ như tức bụng dưới hay đau lưng là bình thường trong khi mang thai, hay do có cơn gò sớm gọi là cơn gò Braxton Hicks là vô hại. Nhưng an toàn là trên hết, bạn nên đi khám hay tham vấn các nhà chuyên môn đang chăm sóc cho bạn.
Câu hỏi 2
Tôi phải làm gì khi tôi nghĩ mình sắp sanh non?
Nếu bạn có những dấu hiệu sanh non hay nghĩ rằng mình rỉ nước ối, hãy đến ngay games đổi thưởng phụ sản để được thẩm định kỹ hơn. Ở đó họ dùng máy đo cơn gò tử cung, xem tim thai, và xét nghiệm nước tiểu để xem có nhiễm trùng không. Bác sĩ hay nữ hộ sinh sẽ đặt mõ vịt khám xem thử màng ối bị vỡ chưa. Họ có thể phết một ít dịch cổ tử cung và âm đạo để xét nghiệm coi có nhiễm trùng không?. 1 xét nghiệm nữa là tìm Fibronectin bào thai(fFN). Đây là 1 protein gắn kết túi ối vào màng tử cung. Từ tuần 24-34, nếu fFN trong dịch lấy ở cổ tử cung và âm đạo gia tăng có nghĩa là sự gắn kết nầy bị phá vỡ trước dự sanh(do cơn gò hay tổn thương túi ối). Nếu kết quả xét nghiệm fFN âm tính, tiên đoán bạn sẽ không sanh non trong vòng 1-2 tuần tới và như vậy không cần điều trị .
Câu hỏi 3
Nếu con tôi sanh sớm ngày thì bé có sao không?
Con bạn sanh càng gần đủ tháng đủ ngày thì nó càng dễ sống và ít gặp vấn đề về sức khỏe. Những trẻ sanh sớm từ khoảng tuần 34 đến tuần 37 nói chung cũng được, dù chúng có nhiều nguy cơ bị bệnh hoạn ngắn hạn hoặc dài hạn hơn so với trẻ đủ tháng. Hiện nay những trẻ sanh cực non cở 24 tuần (hay thậm chí ít hơn chút đỉnh) vẫn có thể sống nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh, nhưng những trẻ sanh cực non này đòi hỏi điều trị tích cực và chăm sóc dài ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt, và chúng cũng thường mắc phải những vấn đề dài hạn nghiêm trọng.
Tốt nhất, để tránh sanh non là tránh tất cả những nguy hiểm đã biết như hút thuốc, uống rượu, ma túy. Ăn uống đúng dinh dưỡng, khám thai đúng định kỳ, và thông báo cho người chăm sóc y tế của bạn mọi triệu chứng, mọi vấn đề một cách triệt để.
Tags
kiến thức y học phổ thông kien thuc y hoc pho thong Tuần thứ 24 của thai kỳ tuan thu 24 cua thai ky
Bài viết khác
- TRẺ HOÁ CỘT SỐNG (PHÒNG NGỪA- ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN THOÁI HÓA CỘT SỐNG)
- NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG ĐỂ GÓP PHẦN PHÒNG NHIỄM CÚM VIRUS CORONA BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Sống không bệnh: liệu pháp 4T
- Tuần thứ 1 và 2 của thai kỳ
- Tuần thứ 3 của thai kỳ
- Tuần thứ 4 của thai kỳ
- Tuần thứ 5 của thai kỳ
- Tuần thứ 6 của thai kỳ
- Tuần thứ 7 của thai kỳ
- Tuần thứ 8 của thai kỳ