Top 10 games đổi thưởng hàng đầu Việt Nam năm 2023

Mổ lấy thai

23/09/2016

Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi,nhau và màng ối ra khỏi tử cung qua một vết mổ ở thành tử cung đang nguyên vẹn. Từ năm 1610, mổ lấy thai được thực hiện đầu tiên nhưng lúc đó trình độ khoa học còn yếu nên tỷ lệ tử vong của bà mẹ rất cao do chảy máu và nhiễm trùng.

Dần dần với sự phát  triển của phẫu thuật, phương tiện vô khuẩn, kháng sinh, truyền máu, gây mê hồi sức đã làm giảm hẵn nguy cơ của mổ lấy thai. Ngày nay  tiên lượng thai nhi đã tốt hơn nhiều nhờ mổ lấy thai kịp thời nên chỉ định mổ lấy thai càng ngày càng được áp dụng rộng rãi . Nhưng cũng vì thế mà có thể đưa đến lạm dụng kỹ thuật mổ nầy trong khi sản phụ thực sự có thể sanh ngã âm đạo. Vì vậy, chúng ta cần tham khảo các chỉ định mổ lấy thai dưới đây để áp dụng đúng, không quá trễ nhưng cũng không quá sớm khi chấm dứt thai kỳ.

CHỈ ĐỊNH
  • Mổ lấy thai được chỉ định khi mà cuộc sanh ngã âm đạo tỏ ra
  • không an toàn cho mẹ và thai nhi.

Các chỉ định mổ thông thường nhất là:
  • Bất xứng đầu chậu
  • Do khung chậu hẹp
  • Do thai to
  • Nghiệm pháp lọt thất bại
  • Sanh giúp thất bại
  • Dọa vỡ tử cung
  • Khởi phát chuyển dạ thất bại, không gây được cơn co tử cung .
  • Rối loạn cơn co tử cung không điều chỉnh được bằng thuốc.
  • Cổ tử cung không tiến triển do có sẹo cũ, khoét chóp hay cắt đoạn
  • Ung thư cổ tử cung tại chỗ hoặc xâm lấn.
  • Nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm ra huyết
  • Nhau bong non
  • Sa dây rốn
  • Ngôi bất thường
  • Ngôi mặt cằm sau, cằm ngang
  • Ngôi ngang con không nhỏ
  • Ngôi trán con không nhỏ
  • Ngôi thóp trước
  • Một phần của ngôi phức tạp
  • Mổ lấy thai dự phòng trong ngôi mông
  • Con so, ước lượng trên 3kg
  • Chuyển dạ tiến triển chậm
  • Có vết mổ lấy thai cũ
  • Kèm theo một bất thường nào khác
  • Suy thai trong chuyển dạ
  • Thai kém phát triển trong tử cung, dọa suy thai
  • Thai quá ngày nhưng chống chỉ định khởi phát chuyển dạ

Vết mổ cũ trên tử cung:
  • Mổ lần trước là dọc thân
  • Khung chậu hẹp
  • Lần trước mổ bị nhiễm trùng
  • Đau vết mổ cũ
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Ối vỡ sớm, không vào chuyển dạ tự nhiên được
  • Thai quá ngày

Các chỉ định khác:
  • Herpes sinh dục đang tiến triển, mào gà âm đạo rất nhiều
  • Chấm dứt thai kỳ sớm do mẹ bị bệnh
  • Dò bàng quang – âm đạo, trực tràng – âm đạo mới được phẫu thuật tạo hình

16. Những yếu tố thường được tính thêm vào với chỉ định mổ nhưng không phải là chỉ định mổ:
  • Con so lớn tuổi
  • Con quí: rất lâu sau khi lấy chồng mới có thai, phải điều trị hiếm muộn,  làm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
  • Tuy nhiên, cần phải cân nhắc chỉ định mổ lấy thai trong những trường  hợp sau đây:
  • Thai đã chết
  • Thai có dị tật quan trọng đã được xác định
  • Thai còn quá non tháng, khó có khả năng sống sau mổ

TAI BIẾN KHI MỔ LẤY THAI

Cho me:
  • Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, do đờ tử cung, do rách thêm đoạn dưới tử cung khi lấy thai
  • Nhiễm trùng  nhẹ như xì mủ vết mổ, bung vết mổ, nặng như viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung
  • Tai biến phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, khâu trúng niệu quản, dò bàng quang-tử cung, dò bàng quang-âm đạo
  • Các tai biến do gây mê hồi sức có thể tử vong tức thì
  • Các tai biến xa xảy ra một thời gian sau mổ lấy thai như nứt sẹo mổ, lạc nội mạc tử cung, dính ruột, tắt ruột

Cho con :
  • Suy hô hấp do ảnh hưởng bởi thuốc mê
  • Suy hô hấp do phổi không kịp dãn nở
  • Bị chạm thương trong khi phẫu thuật
  • Hít phải nước ối

KẾT LUẬN

Như vậy, tuy mổ lấy thai rất lợi ích và ngày nay đã trở thành một kỹ thuật phổ biến nhưng vẫn có một số nguy hiểm nhất định và ảnh hưởng đến tương lai sanh đẻ lần sau. Cho nên cần cân nhắc khi chỉ định mổ lấy thai để có sự an toàn tối đa cho mẹ và con. Các sản phụ không nên yêu cầu mổ lấy thai vì sợ sanh làm dãn rộng cửa mình, vì sợ đau. Ngày nay các thầy thuốc có thể may phục hồi tầng sinh môn sau sanh, gây tê ngoài màng cứng giảm đau sản khoa nên có thể vượt qua được các nhược điểm của sanh ngã âm đạo. Tuyệt đối không nên có chỉ định mổ lấy thaivì coi ngày, coi giờ tốt vì mổ lấy thai là phẫu thuật, mà đã là phẫu thuật thì tránh sao khỏi hòan toàn các tai biến có thể xảy ra. Khi vào phòng sanh,sản phụ và gia đình nên đặt tin tưởng vào chuyên môn của các y bác sĩ, tránh gây áp lực đòi mổ lấy thai trong khi chưa  tới lúc phải có chỉ định vì cuộc chuyển dạ nào trung bình cũng chiếm từ 16-24 giờ đối với con so và 8-16 giờ đối với con rạ. Vấn đề là sản phụ và thân nhânnên tìmhiểu kỹ trước khi quyết định chọn sanh ở một games đổi thưởng nàođáng tin cậy.
 

 
BS Hùynh Thị Kim Chi
CK II Sản khoa