THUỐC CAO HUYẾT ÁP DÙNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI
26/04/20221. Các loại cao huyết áp khi mang thai • Cao huyết áp mãn tính: tình trạng cao huyết áp mãn tính đã xuất hiện từ trước khi có thai hoặc xảy ra trước tuần 20 của thai kỳ. Nhưng vì huyết áp cao thường không có quá nhiều triệu chứng nên khó có thể xác định khi nào bắt đầu và đôi khi chỉ được biết đến khi đi khám thai định kỳ.
- Tăng huyết áp thai kỳ: tình trạng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ nhưng không có các biểu hiện của tiền sản giật. Nếu phụ nữ mang thai mắc phải chứng bệnh này thì không cần quá lo lắng vì huyết áp sẽ trở về bình thường sau khi sinh em bé.
- Tiền sản giật: đây được xem là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ lẫn bé với các biểu hiện: cao huyết áp, phù, protein niệu. Tiền sản giật thường xảy ra ở sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật sẽ chuyển sang cơn sản giật:thai phụ sẽ chuyển sang do nhiễm độc huyết tiến triển, gây ra những biến chứng ở não (đau đầu, ), ở mắt (mờ mắt), ở gan (đau vùng bụng)… và có thể dẫn đến tử vong. Trước đây, tiền sản giật chỉ được chẩn đoán nếu một phụ nữ mang thai bị cao huyết áp và xuất hiện protein trong nước tiểu. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nay đã nhận định phụ nữ có thể bị tiền sản giật ngay cả khi không có protein trong nước tiểu.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao huyết áp ở sản phụ
Có một số nguyên nhân có thể gây ra huyết áp cao khi mang thai, bao gồm:- Tình trạng thừa cân hoặc béo phì, không hoạt động thể chất, thói quen hút thuốc lá và uống rượu
- Phụ nữ mang thai lần đầu, tiền sử gia đình bị tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ, mang thai đôi hoặc đa thai
- Mang thai khi tuổi cao (trên 35), mắc bệnh tiểu đường, áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản
3. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc để điều trị cao huyết áp không?
Dù dùng thuốc trong quá trình mang thai có thể đem tới những biến chứng không thể lường trước cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi, tuy nhiên đối với những trường hợp cao huyết áp, bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn một vài loại thuốc để điều trị. Điều quan trọng nhất là sản phụ phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tùy ý sử dụng thuốc nếu không muốn xảy ra những nguy cơ đáng tiếc.Những loại thuốc cao huyết áp được sử dụng
Các thuốc cao huyết áp sau đây là những thuốc được ưu tiên chọn lựa hàng đầu trong điều trị cao huyết áp cho PNCT, do những thuốc này có tính an toàn, không gây những tác hại cho thai nhi và thai phụ.
- Methyldopa (Dopegyt 250mg): thuốc cao huyết áp tác động trên hệ thần kinh trung ương; được chỉ định điều trị cao huyết áp và cao huyết áp ở phụ nữ mang thai. Thuốc thường ở dạng viên với hàm lượng 250mg hoặc 500mg.
- Labetalol (trandate): thuốc cao huyết áp chẹn đồng thời ức chế thụ thể ở mạch ngoại vi, làm giảm sức cản ngoại vi gây hạ huyết áp.Thuốc dùng an toàn cho phụ nữ mang thai. Thuốc có thể ở dạng viên thường với hàm lượng 100mg hoặc 200mg hay ở dạng thuốc tiêm.
- Hydralazin (Apresolin): thuốc giãn mạch và giảm sức cản ngoại vi nên có tác dụng hạ huyết áp. Thường dùng dưới dạng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch trong điều trị cao huyết áp cấp ở phụ nữ mang thai.
4. Các loại thuốc cao huyết áp KHÔNG được sử dụng
Các thuốc cao huyết áp thuộc các nhóm sau đây không được sử dụng trong điều trị cao huyết áp cho PNCT, do các thuốc này khi vào cơ thể sẽ vượt qua nhau thai gây tác hại cho thai nhi như: hạ huyết áp, vô niệu, suy thận… và nghiêm trọng hơn là gây ra dị dạng, quái thai, thậm chí tử vong thai nhi.- Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) như: captopril, enalapril…
- Nhóm thuốc đối kháng canxi như: nifedipin, amlodipin…
- Nhóm thuốc chẹn beta như: atenolol, propanolol…
- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin như: losartan, ibersartan…
- Nhóm thuốc lợi tiểu như: furosemid, hydrochlorothiazid…
Đơn vị Thông Tin Thuốc
Tags
thông tin thuốc thong tin thuoc THUỐC CAO HUYẾT ÁP DÙNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI thuoc cao huyet ap dung cho phu nu co thai
Bài viết khác
- Thông Tin Thuốc – Tháng 08/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 07/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 05/2024
- THÔNG TIN THUỐC THÁNG 4/2024
- THÔNG TIN THUỐC THÁNG 3/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 02/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 01/2024
- Thông tin thuốc - Tháng 12/2023
- Thông Tin Thuốc – Tháng 11/2023
- Thông Tin Thuốc – Tháng 10/2023