Top 10 games đổi thưởng hàng đầu Việt Nam năm 2023

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6.2023

15/06/2023

.

                     games đổi thưởng
                   KHOA DƯỢC
S 01
2023
BẢN TIN
THÔNG TIN THUỐC
 
 T DƯỢC LÂM SÀNG & THÔNG TIN THUC
   LƯU HÀNH NỘI BỘ
   *********
BAN BIÊN TẬP
1. Ds. Vũ Anh Tuấn
2. Ds. Lục Thị Giang
 
BẢN TIN THÔNG TIN THUỐC SỐ 01 NĂM 2023
games đổi thưởng
455 Cách Mạng Tháng 8, Phường Phú Cường, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3836.042
 Fax: (0274)3859580
Email: [email protected]
*************
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Nội dung
1. Các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thanh thiếu niên.
2. Hướng dẫn sử dụng thuốc cho trẻ em.
3. Sử dụng thuốc ức chế chu kỳ kinh nguyệt.
4. Nguy cơ nhiễm độc thần kinh khi sử dụng cephalosporin.
5. Thuốc chống đông máu đường uống và xuất huyết tử cung bất thường.
6. Các thuốc điều trị đau đầu trong khi mang thai.
7. Viện nhi khoa hoa kỳ: báo cáo chi tiết về việc sử dụng fluoroquinolon ở trẻ em
 
 
 
 
 Các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thanh thiếu niên
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc tránh thai nội tiết sớm ở tuổi vị thành niên với nguy cơ trầm cảm ở tuổi trưởng thành.
Mặc dù các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể là một lựa chọn ngừa thai hiệu quả cho thanh thiếu niên, nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio (Mỹ) nhận thấy tác động của chúng đối với sự phát triển của não bộ, bao gồm việc tăng mức độ hormone căng thẳng corticosterone.
Nghiên cứu trên những con chuột non cho thấy mối liên kết giữa các hormone tổng hợp có trong thuốc tránh thai (dạng viên uống, miếng dán và thuốc tiêm) với sự rối loạn khi truyền tín hiệu giữa các tế bào ở vỏ não trước trán. Vùng não này tiếp tục phát triển trong suốt thời niên thiếu. So với những con chuột đối chứng, những động vật được sử dụng thuốc tránh thai nội tiết sản sinh ra lượng corticosterone cao hơn, tương tự như cortisol ở người.
Nhà nghiên cứu cao cấp Benedetta Leuner, phó giáo sư tâm lý học tại bang Ohio, cho biết: “Kiểm soát sinh sản có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và quyền tự chủ của phụ nữ - vì vậy không phải là chúng tôi khuyên thanh thiếu niên không nên dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố” “Điều cần thiết là được thông báo về tác động của các hormone tổng hợp đến trí não để chúng ta có thể đưa ra quyết định sáng suốt - và theo dõi nếu có bất kì rruit ro nào xảy ra. Sau đó, nếu bạn quyết định sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, bạn sẽ chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu cảnh báo về bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra liên quan đến thay đổi tâm trạng.”
Mặc dù các phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố rất phổ biến, Kathryn Lenz - đồng tác giả nghiên cứu lưu ý rằng dữ liệu còn hạn chế về cách các phương pháp này ảnh hưởng đến não bộ và hành vi của thanh thiếu niên. Các phương pháp ngừa thai nội tiết tố hoạt động bằng cách ngăn buồng trứng sản xuất hormone ở mức cần thiết để sản xuất trứng và làm cho niêm mạc tử cung trở nên không thích hợp để trứng làm tổ.
Lenz cho biết trong một thông cáo báo chí: “Tuổi vị thành niên là giai đoạn có sự thay đổi mạnh mẽ ở não bộ và nội tiết tố, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và chúng ta thực sự chưa hiểu rõ”.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết hợp estrogen tổng hợp và progesterone (thường được tìm thấy trong các biện pháp tránh thai nội tiết tố) cho chuột cái trong 3 tuần, bắt đầu khoảng 1 tháng sau khi chúng được sinh ra - độ tuổi tương đương với tuổi vị thành niên sớm ở người. Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các loại thuốc đã làm gián đoạn chu kỳ sinh sản của động vật.
Các mẫu máu cho thấy những con chuột được thử nghiệm sản xuất nhiều corticosterone hơn những con đối chứng, đó là dấu hiệu chúng bị căng thẳng. Sau một thời gian hồi phục, mức độ corticosterone của chuột được điều trị vẫn ở mức cao. Các tuyến thượng thận cũng lớn hơn, điều này cho thấy việc sản xuất hormone gây căng thẳng của chúng luôn cao hơn so với động vật đối chứng.
Phân tích các dấu hiệu kích hoạt gen ở vỏ não trước trán của chuột cho thấy sự suy giảm các khớp thần kinh kích thích của não chuột được thử nghiệm so với đối chứng, nhưng không có thay đổi đối với các khớp thần kinh ức chế. Điều này có thể tạo ra sự mất cân bằng các kiểu tín hiệu bình thường và dẫn đến thay đổi hành vi.
Trong nghiên cứu trước đây, việc mất đi các khớp thần kinh kích thích ở vỏ não trước trán có liên quan đến căng thẳng mãn tính và trầm cảm.
Các nghiên cứu bổ sung sẽ tập trung vào tác động của các biện pháp tránh thai nội tiết tố lên não giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi vị thành niên, đây là thời điểm khó khăn để nghiên cứu vì bộ não đang phát triển và thay đổi liên tục. Người ta vẫn còn nghi ngờ về lý do đằng sau tác dụng của những loại thuốc này.
“Đây là những hormone tổng hợp, vậy chúng ảnh hưởng đến não do đặc tính tổng hợp của chúng hay vì chúng đang ngăn chặn sản xuất các hormone tự nhiên?” Lenz nói trong một thông cáo báo chí. “Đó là một câu hỏi khó trả lời nhưng quan trọng.”
 Tài liệu tham khảo: . Updated Nov 29, 2022
 
 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM

1. KHÔNG TỰ Ý DÙNG THUỐC CHO TRẺ:
Việc tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể dẫn đến ngộ độc thuốc, kháng thuốc;
Khi trẻ có dấu hiệu bệnh nên đưa bé đến cơ sở khám chữa bệnh để được hướng dẫn điều trị.
2. LIỀU LƯỢNG THUỐC SỬ DỤNG CHO TRẺ:
Khi phân liều thuốc, nên sử dụng các dụng cụ đo lường của nhà sản xuất có sẵn đi kèm theo hộp thuốc;
Không  nên dùng muỗng để phân liều.
3. SỬ DỤNG THUỐC NHỎ MẮT :
Khi nhỏ mắt, không để đầu lọ thuốc chạm vào tay hoặc mi mắt vì có thể gây nhiểm khuẩn lọ thuốc;
Sau khi dùng, đậy nắp lọ thuốc và bảo quản theo tờ hướng dẫn của nhà sản xuất về hạn dùng, ngày hết hạn sau khi mở nắp;
Không cất trữ lọ thuốc sau khi đã khỏi bệnh.
4. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC CẢM VÀ THUỐC HO Ở TRẺ EM:
Sử dụng thuốc ho và thuốc cảm cho trẻ em phải theo chỉ định của bác sĩ;
Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc có chứa paracetamol  để điều trị cảm, ho có thể dẫn đến liều paracetamol và gây ngộ độc. Do đó cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và thành phần của thuốc trước khi dùng.
 
5. ĐỐI VỚI TRẺ DƯỚI 2 TUỔI:
Không sử dụng các loại dầu có chứa menthol hay tinh dầu bạc hà vì những thành phần này có thể gây suy hô hấp;
Không sử dụng dầu long não cho trẻ vì camphor trong dầu long não có thể gây kích thích thần kinh và co giật.
6. KHÔNG PHA THUỐC VÀO SỮA VÀ THỨC ĂN CỦA TRẺ:
Điều này có thể khiến trẻ từ chối thức ăn hoặc sữa những lần sau đó mặc dù không pha thuốc.
7. ĐỂ THUỐC TRÁNH XA TẦM TAY TRẺ:
Tất cả thuốc phải được để trong tủ an toàn có khóa và trẻ không với lấy được.
8. KHÔNG BÔI THUỐC LÊN DA TRẺ RỒI BĂNG KÍN LẠI:
Làm như vậy thuốc dễ thấm sâu vào bên trong gây hại cho trẻ.
9. TUÂN THỦ HƯỚNG DẪN CỦA BÁC SĨ:
Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc;
Không dùng lại đơn thuốc cũ hoặc lấy đơn của trẻ này dùng cho trẻ khác
10. CHO TRẺ UỐNG THUỐC CẦN LƯU Ý:
Không bóp mũi trẻ,  đè đổ thuốc;
Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hoặc co giật.
 
 SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ CHU KỲ KINH NGUYỆT

Một số thuốc nội tiết được sử dụng để ức chế kinh nguyệt hoặc có thể dẫn đến vô kinh. Mục tiêu của ức chế kinh nguyệt là giảm lượng máu kinh và tổng số ngày hành kinh để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Việc lựa chọn thuốc ức chế kinh nguyệt nên được cá thể hóa theo nhu cầu của từng người, hiệu quả điều trị, chống chỉ định và nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
Các thuốc nội tiết có tác dụng ức chế kinh nguyệt đang được sử dụng hiện nay, gồm có: viên uống tránh thai kết hợp, miếng dán tránh thai kết hợp, vòng đặt âm đạo, viên uống chỉ chứa progestin, depot medroxyprogesteron acetat, dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel và que cấy chứa etonogestrel.
Thông tin về một số thuốc nội tiết có tác dụng ức chế kinh nguyệt:
Thuốc Liều dùng Lần dùng Hạn chế Vô kinh(*) Thuận lợi Bất lợi
Thuốc uống tránh thai kết hợp liên tục Nhiều dạng bào chế; dạng một pha không có chứa viên giả dược hoặc dạng dành riêng cho các chu kỳ kéo dài Mỗi ngày Xuất huyết giữa kỳ; tác dụng bất lợi khác của thuốc nội tiết Có 49%, 68% và 88% phụ nữ sử dụng thuốc liên tục không có xuất huyết từ chu kỳ thứ 2, 6 và 12 theo tuần tự Có nhiều kinh nghiệm sử dụng trên lâm sàng theo chu kỳ và kéo dài;  ethinyl estradiol với liều cao hơn (> 20mcg) ít gây xuất huyết giữa kỳ Yêu cầu tuân thủ dùng thuốc mỗi ngày; thời gian ức chế kinh nguyệt thay đổi
Thuốc tránh thai kết hợp dùng qua da Miếng dán được sử dụng liên tục hoặc chu kỳ kéo dài Mỗi tuần Tương tự với viên uống tránh thai kết hợp; phản ứng da Dữ liệu sử dụng norelgestromin 6mg và ethinylestradiol 0,75mg theo chu kỳ kéo dài cho thấy tỷ lệ vô kinh là trung bình. Sử dụng thuốc hàng tuần dễ tuân thủ hơn so với hàng ngày (thuốc uống tránh thai kết hợp) Ít dữ liệu về việc sử dụng liên tục; sự bám dính của miếng dán
Vòng tránh thai âm đạo Vòng được sử dụng liên tục hoặc chu kỳ kéo dài Mỗi thá
ng
Tương tự với các phương pháp kết hợp khác Tỷ lệ vô kinh cao khi dùng thuốc mỗi tháng (đặt vòng mới mỗi 4 tuần, tránh khoảng thời gian không dùng nội tiết hoặc vòng) đối với vòng (etonogestrel 0,12mg và EE 0,015mg); chưa đủ dữ liệu đối với vòng âm đạo thế hệ mới hơn (segesteron acetat 103mg và EE 17,4mg). Sử dụng thuốc hàng tháng dễ tuân thủ hơn so với hàng tuần. Tỷ lệ gián đoạn cao hơn do xuất huyết giữa kỳ ở chế độ liều kéo dài và liên tục
Progestin dạng uống Thay đổi tùy loại progestin, ví dụ norethindron acetat 5mg uống 2-3 lần/ngày Mỗi ngày Chảy máu bất thường; tác dụng phụ của progestin; tác dụng phụ trên lipid Norethindron 0,35: tỷ lệ thấp; Norethindron acetat 5mg: tỷ lệ 76%; Drospirenon 4mg: dữ liệu hạn chế; sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể được cải thiện khi sử dụng thuốc kéo dài hơn. Có thể được sử dụng nếu chống chỉ định với estrogen; liều uống có thể hiệu chỉnh so với DMPA Sự vô kinh không nhất quán; đắt hơn viên uống tránh thai kết hợp; cần tuân thủ chặt chẽ.
Depot medroxyprogest-eron acetat 150mg tiêm bắp; 104mg tiêm dưới da Mỗi 11-13 tuần Xuất huyết giữa chu kỳ; tác dụng phụ do progestin; tăng cân; tác dụng đảo ngược trên tỷ trọng xương khi sử dụng kéo dài (> 2 năm). 68-71% từ năm thứ 2; gia tăng khi sử dụng thuốc kéo dài hơn Chỉ định mỗi 11-13 tuần Tăng cân; tiềm năng tác dụng trên tỷ trọng xương (đảo ngược)
Que cấy Etonogestrel 68mg 5 năm (FDA phê duyệt 3 năm)** Tỷ lệ chu kỳ kinh nguyệt bất thường cao Khoảng 22%; tỷ lệ này cải thiện khi sử dụng thuốc kéo dài. Hiệu quả tránh thai hàng đầu Tốn chi phí ban đầu và đau do đặt thuốc
Dụng cụ tử cung chứa progestin Levonorgestrel liều 52mg, phóng thích 20mcg/ngày 7 năm Xuất huyết giữa kỳ và tác dụng phụ do thuốc; ức chế buồng trứng khó dự đoán 50% ở năm thứ 1,; 60% ở năm thứ 5; tỷ lệ cao nhất với dụng cụ tử cung 52mg Hiệu quả tránh thai cao, lợi ích đã được chứng minh ở các bệnh lý như cường kinh, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung Tốn chi phí ban đầu và đau do đặt thuốc
Thuốc đồng vận hormon phóng thích gonadotropin Các dạng bào chế: tiêm bắp, cấy dưới da, xịt mũi Tùy từng dạng bào chế: mỗi ngày hoặc hơn cho đến mỗi 12 tuần Thuốc đồng vận GnRH có tác dụng kích thích ban đầu và chảy máu trước khi ức chế kinh nguyệt; triệu chứng mãn kinh; tác dụng trên tỷ trọng xương khi sử dụng kéo dài. Tỷ lệ cao   Các tác dụng mãn kinh làm giới hạn việc điều trị, nhưng có thể hạn chế bằng cách sử dụng liệu pháp nội tiết add-back, đắt tiền; tác dụng trên tỷ trọng xương
Giải thích từ viết tắt:
EE: Ethinyl estradiol
DMPA: Depot medroxyprogesterone acetate
FDA: U.S Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
GnRH: Gonadotropin releasing hormone (Thuốc đồng vận hormon phóng thích gonadotropin)
 Dữ liệu chung và tỷ lệ hiệu quả cụ thể không có sẵn đối với tất cả các phương pháp.
** Đối với việc ức chế kinh nguyệt, việc sử dụng que cấy quá 3 năm có thể không hiệu quả. Chưa đủ dữ liệu về việc sử dụng que cấy kéo dài quá 3 năm để tránh thai ở những phụ nữ béo phì (BMI > 30), tuy nhiên, dữ liệu hiện tại chưa cho thấy giảm hiệu quả tránh thai.
Xuất huyết giữa chu kỳ là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc nội tiết để gây ức chế kinh nguyệt. Trong một nghiên cứu thuần tập gồm 300 người bệnh, có 46% người bệnh xuất huyết giữa chu kỳ đẫn đến ngưng hoặc thay đổi phương pháp điều trị. Một số hướng dẫn về việc quản lý việc xuất huyết giữa chu kỳ, cụ thể như sau:
 
Biện pháp Quản lý xuất huyết giữa chu kỳ
Viên uống tránh thai kết hợp chứa estrogen
  • Xuất huyết giữa chu kỳ giảm dần ở các chu kỳ điều trị tiếp theo.
  • Có thể xem xét lựa chọn điều trị theo chu kỳ 3-6 tháng, sau đó chuyển sang chu kỳ kéo dài.
  • Khoảng thời gian không dùng nội tiết là 3-4 ngày liên tục.
  • Bổ sung estrogen gián đoạn.
Progestin dạng uống
  • Uống viên chỉ chứa progestin vào một thời điểm cố định trong ngày.
  • Thuốc tránh thai kết hợp: viên tránh thai một pha chứa ethinylestradiol 0,7mg/ ngày trong 7 ngày trước khi sử dụng liều bình thường.
  • Tăng liều norethindron nếu cần dựa theo tình trạng xuất huyết giữa chu kỳ.
Depot medroxyprogesteron acetat
  • Điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (5-7 ngày).
  • Điều trị nội tiết bằng viên uống tránh thai kết hợp hoặc estrogen (10-20 ngày).
  • Sử dụng thuốc trong khoảng thời gian thường xuyên hơn có thể làm tăng tỷ lệ vô kinh.
Que cấy
  • Điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (5-7 ngày).
  • Điều trị nội tiết bằng viên uống tránh thai kết hợp hoặc estrogen (10-20 ngày); xem xét viên chỉ chứa progestin khi có chống chỉ định với estrogen.
Dụng cụ tử cung chứa progestin
  • Việc sử dụng dụng cụ tử cung với liều thấp hơn có trung bình số ngày xuất huyết giữa kỳ nhiều hơn, so với khi dùng dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel 52mg với liều levonorgestrel cao hơn.
  • Ý kiến chuyên gia ủng hộ thử nghiệm về việc sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid, doxycyclin, viên chỉ chứa progestin hoặc viên uống tránh thai liên tục.
  • Thay thế phương pháp khác.
 
Để làm giảm tỷ lệ ngưng điều trị do xuất huyết giữa kỳ, các nhà lâm sàng cần tư vấn cho người bệnh về tác dụng bất lợi có thể gặp trước khi bắt đầu liệu trình điều trị. Theo ý kiến chuyên gia, chảy máu bất thường có thể được cải thiện khi dùng thuốc liên tục, do đó nên tư vấn cho người bệnh tuân thủ một phương pháp điều trị trong khoảng 3–6 tháng khi bắt đầu điều trị nội khoa đối với trường hợp này. Ngoài ra, cần lưu ý thêm các nguyên nhân khác ngoài việc sử dụng thuốc nội tiết tố có thể gây xuất huyết bất thường (ví dụ như các bệnh lây truyền qua đường tình dục) để lựa chọn biện pháp điều trị tối ưu.
Tài liệu tham khảo:American College of Obstetricians and Gynecologists’ Committee on Clinical Consensus–Gynecology. General Approaches to Medical Management of Menstrual Suppression: ACOG Clinical Consensus No. 3. Obstet Gynecol. 2022;140(3):528-541.doi:10.1097/AOG.0000000000004899.
 
NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC THẦN KINH KHI SỬ DỤNG CEPHALOSPORIN

Nội dung chính 
Các báo cáo về nhiễm độc thần kinh khi sử dụng cephalosporin bao gồm các tình trạng liên quan đến bệnh lý não (encephalopathy), cơn động kinh và/hoặc động kinh rung giật cơ đã được ghi nhận. 
Các yếu tố nguy cơ xuất hiện các phản ứng này bao gồm: nhóm bệnh nhân cao tuổi, suy giảm chức năng thận, có bệnh lý nền về rối loạn thần kinh trung ương và sử dụng cephalosporin đường tiêm tĩnh mạch. 
Cân nhắc sử dụng cephalosporin do tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm độc thần kinh ở những người có các yếu tố nguy cơ trên và có tình trạng bệnh thần kinh mới khởi phát không rõ nguyên nhân.
Nhiễm độc thần kinh có thể xuất hiện khi sử dụng bất kỳ cephalosporin thế hệ nào 
Cephalosporin là kháng sinh beta lactam phổ rộng, thuốc có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị đầu tay (first-line) và phác đồ điều trị thay thế (second-line) trong nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn. 
Cephalosporins bao gồm 5 thế hệ, dựa trên đặc tính phổ kháng khuẩn và lịch sử nghiên cứu phát triển thuốc.  
 
 
 
Bảng 1: Phân loại kháng sinh cephalosporins theo thế hệ lưu hành tại New Zealand
Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 Thế hệ 5
Cefazolin  Cefuroxim  Cefotaxim  Cefepim  Ceftarolin fosamil 
Cefalexin  Cefaclor  Ceftazidim    Ceftolozan* 
Ceftriaxon 
 
* ceftolozan ở dạng phối hợp với tazobactam  
Các báo cáo ca và báo cáo chuỗi trên thế giới cho thấy, so với các kháng sinh cephalosporin khác, nhiễm độc thần kinh chủ yếu ghi nhận được khi sử dụng cefepime. Tuy nhiên phản ứng này cũng đã được báo cáo đối với tất cả các thế hệ cephalosporin. 
Nhiễm độc thần kinh gây ra bởi cephalosporin có thể biểu hiện bằng nhiều các phản ứng khác nhau 
Các báo cáo về nhiễm độc thần kinh do cephalosporin được mô tả chủ yếu với các tình trạng liên quan đến bệnh lý não, cơn động kinh và động kinh rung giật cơ. 
Bệnh lý não (encephalopathy) là thuật ngữ rộng bao hàm tất cả các bệnh lý làm rối loạn chức năng não bộ, như thay đổi trạng thái tinh thần, biểu hiện thông qua một loạt các triệu chứng từ lú lẫn đến suy giảm ý thức. 
Các cơn động kinh liên quan đến dùng cephalosporin có thể biểu hiện dưới dạng co giật hoặc không co giật với cơ chế cephalosporin làm rối loạn chức năng của chất dẫn truyền thần kinh gamma-aminobutyric acid (GABA). 
Các triệu chứng nhiễm độc thần kinh được báo cáo xuất hiện trong vòng vài ngày từ lúc bắt đầu điều trị và biến mất sau khi ngừng thuốc. 
 Suy giảm chức năng thận là một yếu tố nguy cơ, đặc biệt nếu bệnh nhân không được hiệu chỉnh liều 
Cephalosporin được thải trừ qua thận. Ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận có thể gặp tình trạng tích lũy cephalosporin, nếu không hiệu chỉnh liều phù hợp có thể dẫn đến nguy cơ gặp độc tính. 
Các yếu tố nguy cơ khác đối với nhiễm độc thần kinh khi sử dụng cephalosporin như: bệnh nhân cao tuổi, rối loạn thần kinh trung ương và sử dụng cephalosporin đường tiêm tĩnh mạch với liều cao.  
Những bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nền nặng có thể tăng nhạy cảm với các phản ứng nhiễm độc thần kinh do tăng khả năng xâm nhập của cephalosporin vào thần kinh trung ương. 
Lời khuyên cho nhân viên y tế 
Nhận biết về nhiễm độc thần kinh khi sử dụng cephalosporin cho bệnh nhân là một thách thức lớn bởi bệnh nhân dùng kháng sinh thường đi kèm với nhiều yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. 
Tháng 12 năm 2022, MARC đã khuyến cáo các nhân viên y tế nên cân nhắc nguy cơ xảy ra tình trạng nhiễm độc thần kinh khi sử dụng cephalosporin ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ nêu trên và tình trạng bệnh lý thần kinh mới khởi phát không rõ nguyên nhân. Trong những trường hợp như vậy, việc ngừng thuốc có thể là phù hợp. 
Các báo cáo ca ở New Zealand 
Kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2022, Trung tâm theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại New Zealand (CARM) đã nhận được một số báo cáo mô tả tình trạng nhiễm độc thần kinh gây ra khi sử dụng cephalosporin (Bảng 2). 
Các phản ứng bất lợi được báo cáo trong những trường hợp này bao gồm cơn động kinh, cơn co giật cơ, lú lẫn, bệnh lý rối loạn chức năng não bộ, kích động, ảo giác và mê sảng. 
 
 
 
 
Bảng 2:  Các trường hợp có khả năng nhiễm độc thần kinh do cephalosporin gây ra được báo cáo về Trung tâm theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại New Zealand (CARM), kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2022 
Thế hệ Cephalosporin Số báo cáo CARM IDs
1
 
 
 
Cefazolin  58339, 77512, 86695, 97392, 105241, 122558, 137985 
Cefalexin  123136, 136282 
 
 
 
2
Cefuroxim  24559, 26025, 26764,b 52754, 57256, 87469 
Cefaclor  22512, 33509, 50548 
 
 
3
Cefotaxim  26764,b 105295 
Ceftazidim  28172, 136000 
Ceftriaxon  107950, 110187 
4 Cefepim  98398, 108616 
 
 
Chú ý: 
+ Không có báo cáo của cephalosporin thế hệ 5: ceftarolin và ceftolozan 
+ Báo cáo 26764 có 2 thuốc nghi ngờ là cefuroxim và cefotaxim
Nguồn: 
 
THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU ĐƯỜNG UỐNG VÀ XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG
 
Thông tin cập nhật
Trong thời gian từ 25/08/2022 đến 28/02/2023, Trung tâm theo dõi phản ứng có hại tại New Zealand (CARM) đã nhận được 4 báo cáo về xuất huyết tử cung bất thường liên quan tới Rivaroxaban, đồng thời không nhận được báo cáo liên quan đến apixaban, dabigatran hoặc warfarin.

Hiện nay, chảy máu và/hoặc xuất huyết đường tiết niệu/sinh dục đã được ghi trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc chống đông đường uống.  
Để cung cấp thêm thông tin về tác dụng phụ này, Medsafe sẽ có bài viết về thuốc chống đông đường uống và xuất huyết tử cung bất thường trong ấn bản “Cập nhật cho người kê đơn”. 
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng các thuốc chống đông máu đường uống (apixaban, rivaroxaban, dabigatran, warfarin). 
 Thông tin ban đầu
Ngày kết thúc theo dõi: 28/02/2023 
Medsafe đang đánh giá nguy cơ xuất huyết tử cung bất thường (thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bình thường) ở những người sử dụng thuốc chống đông đường uống.  
Việc khuyến khích người kê đơn hoặc bệnh nhân báo cáo bất kỳ triệu chứng nào liên quan tới xuất huyết tử cung bất thường được sử dụng để thu thập thông tin về vấn đề này. 
 Sản phẩm gây ảnh hưởng
Tên thuốc (hoạt chất) Công ty đăng ký
Coumadin (warfarin)  Công ty TNHH Viatris 
Eliquis (apixaban)  Công Ty TNHH Pfizer 
Marevan (warfarin)  Công ty TNHH GlaxoSmithKline  
Pradaxa (dabigatran)  Công ty TNHH Boehringer Ingelheim  
Xarelto (rivaroxaban)  Công Ty TNHH Bayer  
 
 
Các sản phẩm trong bảng thuộc nhóm thuốc chống đông máu. 
Thuốc chống đông máu được dùng để điều trị và/hoặc ngăn ngừa cục máu đông bằng cách làm gián đoạn quá trình hình thành cục máu đông. 
 Thông tin thêm
Xuất huyết tử cung bất thường (AUB) mô tả bất kỳ thay đổi nào của chu kỳ kinh nguyệt bình thường. AUB bao gồm chảy máu kinh nguyệt nhiều (rong kinh), rất thường xuyên hoặc không thường xuyên, không đều hoặc xảy ra giữa các chu kỳ (chảy máu giữa kỳ kinh).  
AUB đã được ghi nhận xảy ra ở những phụ nữ dùng thuốc chống đông đường uống. Phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ mắc AUB cao hơn.  
Xem tờ thông tin sản phẩm để có thêm thông tin về cách dùng thuốc chống đông đường uống và các tác dụng phụ đã biết.
Nguồn: //canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2359/Medsafe-thuoc-chong-dong-mau-duong-uong-va-xuat-huyet-tu-cung-bat-thuong.htm
 
CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU TRONG KHI MANG THAI
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt. Ngoài ra, nó có thể là cơn đau đầu thứ phát, kết quả của đợt cấp của một bệnh lý đã có từ trước, biểu hiện cho những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.

          Việc kiểm soát đau đầu khi mang thai cho bệnh nhân có tiền sử đau nửa đầu rất quan trọng vì ở những bệnh nhân này có nguy cơ tiền sản giật cao hơn so với người không bị đau nửa đầu. (1)
Nguyên tắc điều trị đau đầu là giảm triệu chứng, cân nhắc tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây quái tha hoặc  gây hại cho thai nhi vì đau đầu thường không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả mang thai. (2)
Các can thiệp không dùng thuốc được đề xuất như thay đổi lối sống, thư giãn, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng, uống đủ nước… (1)  
 

Tài liệu tham khảo
  1. ACOG (May 2022), Clinical Practice Guideline, Headaches in Pregnancy and Postpartum, Number 3.
  2. //www.uptodate.com/contents/headache-during-pregnancy-and-postpartum. Truy cập ngày 16/5/2022.gây hại cho thai nhi vì đau đầu thường không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả mang thai. (2)
 
VIỆN NHI KHOA HOA KỲ: BÁO CÁO CHI TIẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG FLUOROQUINOLON Ở TRẺ EM

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra một báo cáo lâm sàng cập nhật về việc sử dụng fluoroquinolon ở trẻ em, làm rõ dữ liệu từ báo cáo công bố năm 2011 và nêu rõ các chỉ định, phản ứng có hại và thông tin kê đơn thực tế liên quan đến bác sĩ nhi khoa. 
 
“Sử dụng Fluoroquinolon toàn thân và tại chỗ” (The Use of Systemic and Topical Fluoroquinolones), từ Ủy ban AAP về các bệnh truyền nhiễm  (//bit.ly/2e9Pz9J) và đã được xuất bản trong số tháng 11 của tạp chí Nhi khoa. 
 
Fluoroquinolon là nhóm kháng sinh được sử dụng tại chỗ hoặc toàn thân để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Các fluoroquinolon được kê đơn phổ biến nhất đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt bao gồm:
- Ciprofloxacin, có phổ rộng trên Gram âm; 
- Levofloxacin, có phổ trên Gram dương, Gram âm, mycobacteria và vi khuẩn không điển hình;   
- Moxifloxacin, có phổ trên vi khuẩn Gram dương, Gram, kỵ khí và mycobacteria. 
 
Mặc dù có phổ tác dụng rộng, fluoroquinolon thường không được kê đơn cho trẻ em. 
 
Dưới đây là những chỉ định hiện tại của fluoroquinolon được FDA chấp thuận ở trẻ em, thông tin cập nhật liên quan đến tính an toàn và hiệu quả, các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em mà fluoroquinolon có thể được cân nhắc sử dụng. 
 
Fluoroquinolon bị hạn chế sử dụng ở trẻ em do những lo ngại về sự an toàn. Nếu không có lựa chọn thay thế, đây vẫn là nhóm kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.
 
Các chỉ định của ciprofloxacin toàn thân được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em bao gồm bệnh than qua đường hô hấp, bệnh dịch hạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm bể thận. Levofloxacin được FDA chấp thuận cho bệnh than và bệnh dịch hạch ở trẻ em. 
 
Việc hạn chế sử dụng ở trẻ em là do lo ngại về phản ứng có hại, chủ yếu dựa trên dự liệu độc tính được quan sát thấy trong các nghiên cứu trên động vật liên quan đến chó con khi sử dụng quinolon. Độc tính trên khớp dẫn đến tổn thương sụn đã được quan sát thấy ở động vật non, gây ra lo ngại về độc tính tương tự ở trẻ em. 
 
Tuy nhiên, các nghiên cứu nhi khoa đã không chứng minh được sự gia tăng các phản ứng có hại lâu dài trên cơ xương khớp của fluoroquinolon so với các loại kháng sinh khác, mặc dù đã quan sát thấy sự gia tăng bệnh khớp ngắn hạn tự khỏi sau khi ngừng thuốc. Đứt gân Achilles, một biến chứng hiếm gặp liên quan đến việc sử dụng fluoroquinolon ở người lớn mắc bệnh mãn tính, chưa được báo cáo ở trẻ em. 
 
Do các báo cáo sau khi đưa ra thị trường về phản ứng có hại của fluoroquinolon liên quan đến gân, cơ, khớp và các biến cố ở hệ thần kinh trung ương, FDA đã đưa ra cảnh báo đặc biệt (boxed warning) sửa đổi đối với fluoroquinolon toàn thân vào tháng 7 năm 2016. Cảnh báo cập nhật khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh fluoroquinolon thường quy trong một số bệnh nhiễm trùng không biến chứng, ví dụ: viêm xoang cấp tính, viêm phế quản cấp tính (không nên điều trị bằng kháng sinh nói chung) hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, do nguy cơ phản ứng có hại gây tàn tật. 
 
Fluoroquinolon cũng có liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và tiêu chảy do Clostridium difficile. Lợi ích của fluoroquinolon (ví dụ: phổ tác dụng rộng và sinh khả dụng đường uống cao) và nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn tiềm tàng phải được xem xét tại thời điểm kê đơn. 
 
Các chỉ định lâm sàng của fluoroquinolon có thể được xem xét ở trẻ em
 
Fluoroquinolon không được chỉ định là liệu pháp toàn thân đầu tay ở trẻ em. Tuy nhiên, trong trường hợp không có lựa chọn thay thế hợp lý do vi khuẩn đa kháng thuốc hoặc khi thuốc kháng sinh đường uống được coi là tối ưu, fluoroquinolon có thể được xem xét. 
 
Việc sử dụng levofloxacin có thể được xem xét để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới khi tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng khiến không thể sử dụng liệu pháp tiêu chuẩn như amoxicillin hoặc khi có liên quan đến vi khuẩn đa kháng thuốc. 
 
Khi không có sẵn kháng sinh thay thế phù hợp với sự đề kháng của vi khuẩn hoặc các lựa chọn về công thức, có thể chọn ciprofloxacin trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa do Salmonella hoặc Shigella. 
 
Tuy nhiên, do sự gia tăng kháng fluoroquinolon ở các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nên xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. 
 
Việc sử dụng fluoroquinolon để điều trị đầu tay các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm bể thận do vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc được chỉ định ở trẻ em trên 1 tuổi nếu không thể sử dụng thuốc không phải fluoroquinolon dựa trên dữ liệu về độ nhạy cảm hoặc tiền sử dị ứng. 
 
Một số fluoroquinolon tác dụng tại chỗ được phê duyệt để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn và viêm tai ngoài. 
 
Nhìn chung, fluoroquinolon tác dụng tại chỗ an toàn và dung nạp tốt. 
 
Thực hành kê đơn fluoroquinolones cho trẻ em
 
Khi kê đơn fluoroquinolon cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên, bác sĩ lâm sàng nên xem xét các rủi ro và lợi ích của việc sử dụng nhóm kháng sinh này với người chăm sóc và bệnh nhân, bao gồm hướng dẫn liên hệ với nhân viên y tế nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm phát ban, tiêu chảy, khớp. hoặc đau gân, lú lẫn, tê hoặc ngứa ran tứ chi khi dùng kháng sinh. Fluoroquinolon thường được dung nạp tốt và hiệu quả. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng đây vẫn là nhóm kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiễm trùng ở trẻ em. 
 
Nguồn: