Top 10 games đổi thưởng hàng đầu Việt Nam năm 2023

TRẦM CẢM SAU SINH

14/07/2020

Hãy tạo điều kiện tốt nhất để người phụ nữ sau sinh được nghỉ ngơi, được ngủ đêm đủ giấc, được vui chơi giải trí và thường xuyên được trò chuyện với các thành viên trong gia đình, hãy dành nhiều thời gian để động viên, chia sẻ nhiều hơn, nếu cần hãy giúp cô ấy được tiếp cận với bác sĩ để tìm sự trợ giúp.

Các chuyên gia tâm lý cho biết trầm cảm sau sinh là căn bệnh cực kì nguy hiểm nhưng rất nhiều người không hề nhận thức đúng về căn bệnh này.
Trầm cảm sau sinh xuất hiện ở khoảng 13% phụ nữ sau sinh. Nó xuất hiện sau sinh từ vài tuần đến một năm nhưng phổ biến nhất là trong ba tháng đầu sau sinh. Nhiều trường hợp khó được nhận ra, bởi sự buồn rầu và các triệu chứng khác tương tự như “baby blues” – một trạng thái khóc lóc, ủ rũ thường gặp ở 80% những người mới làm mẹ.

 Triệu chứng đa dạng và nhiều mức độ khác nhau
Tâm trạng chán nản là một cảm giác bình thường khi bạn có em bé. Tâm trạng này do sự thay đổi nội tiết tố sau sinh, thiếu ngủ và phải thích nghi với việc chăm sóc một đứa trẻ mới sinh.Nhưng nếu tâm trạng buồn chán, dằn vặt hoặc thất vọng dài hơn hai tuần, có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh. Một số phụ nữ không cảm thấy bất kỳ niềm vui hay hứng thú nào về đứa con mới chào đời của họ, thậm chí không vui với những thứ mà họ từng thích.
 
Vấn đề về giấc ngủ. Chăm sóc trẻ sơ sinh làm xáo trộn giấc ngủ của người mẹ, nhưng trầm cảm sau sinh có thể gây ra những vấn đề về giấc ngủ lớn hơn: có thể khó ngủ hoặc trái lại, có thể ngủ quá nhiều. Không ngủ đủ giấc có thể biến thành chu kỳ gọi là vòng xoáy bệnh lý,  giấc ngủ kém đóng góp vào chứng trầm cảm và sau đó trầm cảm cản trở giấc ngủ.
 
Thay đổi thói quen ăn uống khá phổ biến ở người trầm cảm: ăn ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường. Sau sinh bạn nhanh đói hơn bình thường do bận rộn chăm sóc em bé và cho bé bú sữa mẹ, vì vậy chế độ dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng với bạn. Nhưng nếu sự thèm ăn của bạn tăng lên nhiều hoặc ngược lại là chán ăn và bạn cảm thấy buồn thì bạn cần đến bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng của trầm cảm sau sinh.
 
Chứng lo âu: thường xuyên quan tâm lo lắng cho sức khỏe của em bé là tâm trạng bình thường của các mẹ mới sinh. Nhưng cảm giác lo âu thường trực, thậm chí sợ hãi, bồn chồn, hoặc căng thẳng quá mức về sự an toàn hay sức khỏe của bé có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy choáng ngợp bởi trách nhiệm chăm sóc cho con hoặc ảnh hưởng đến khả năng giải quyết công việc hàng ngày của bạn, bạn cần được bác sĩ tư vấn tâm lý.
 
Tâm trạng thay đổi thất thường. Sự thay đổi về tâm trạng là một phần của cuộc sống bình thường sau khi sinh con, đặc biệt là trong hai tuần đầu sau khi sinh. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mình cười rồi lại khóc ngay sau đó. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong hơn hai tuần hoặc bắt đầu xấu đi, chúng có thể là một dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
 
Trầm cảm hay “Baby Blues”? Sự khác biệt là trầm cảm sau sinh thường kéo dài và các dấu hiệu ở mức độ nghiêm trọng; còn hội chứng “Baby blues” là sự thay đổi tâm trạng, cảm thấy buồn hoặc lo lắng, khóc lóc mà không có lý do gì nhưng thường tự biến mất sau 1 đến 2 tuần. Người trầm cảm nặng dễ có những suy nghĩ làm tổn thương chính bản thân hoặc đứa trẻ. Nếu các triệu chứng của bạn trở nên tệ hơn và kéo dài theo thời gian, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ người thân và bác sĩ.
 
Khi nào cần trợ giúp? Nếu hội chứng “Baby blues” kéo dài hơn hai tuần; hoặc các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn; hoặc bạn đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân hoặc con mình; hoặc bạn đang có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc con của bạn… đừng ngần ngại, hãy liên hệ bác sĩ để được trợ giúp.
 
Trầm cảm hay rối loạn tuyến giáp? Ở một số phụ nữ, tuyến giáp có thể tạm thời giảm hoạt động trong giai đoạn sau sinh. Triệu chứng của một tuyến giáp kém hoạt động (hypothyroidism) bao gồm trầm cảm, mệt mỏi, tăng cân, da khô, hay quên và táo bón. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy tới games đổi thưởng để làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hormon của bạn. Nếu đó là do tuyến giáp kém hoạt động, bạn có thể dùng thuốc để cải thiện.

 
Lời nhắn tới các đức ông chồng và người thân trong gia đình có bà mẹ mới sinh con: hãy tạo điều kiện tốt nhất để người phụ nữ sau sinh được nghỉ ngơi, được ngủ đêm đủ giấc, được vui chơi giải trí và thường xuyên được trò chuyện với các thành viên trong gia đình. Nếu bà mẹ có các biểu hiệu nêu trên, hãy dành nhiều thời gian để động viên, chia sẻ nhiều hơn, nếu cần hãy giúp cô ấy được tiếp cận với bác sĩ để tìm sự trợ giúp.
 
                                                                                    BS Trần Hồng Hải