-
Nguyen thi thanh nguyet
Câu hỏi:
E có bhyt được ở tỉnh quê e cấp . Cho e hỏi nếu sinh ở bv mình thì có đc hưởnggì k ạ
Trả lời:
Bạn Thanh Nguyệt mến. Theo quy định của cơ quan BHYT, trường hợp người có thẻ BHYT nhập viện trong tình trạng cần cấp cứu hay có chuyển dạ thật sự thì được tính như có giấy chuyển BHYT, cho dù việc nhập viện vào cơ sở y tế ở cùng Tỉnh (TP) hay khác Tỉnh với nơi đăng ký KCB ban đầu, thuộc tuyến điều trị cấp xã, huyện, hay cấp tỉnh. Mức hưởng là 80% chi phí KCB theo quy định của BHYT. Trường hợp người có BHYT khác Tỉnh với nơi đăng ký KCB ban đầu, nhập viện trong tình trạng không cần cấp cứu hay chưa có chuyển dạ,thì chỉ được hưởng chế độ BHYT trái tuyến, cho dù có giấy chuyển BHYT hay không. (Lưu ý : giải thích này không áp dụng cho khám thai, khám bệnh). Thân mến chào bạn. Thân.
-
Phạm thị dương thanh
Câu hỏi:
E bị dính tử cung e đặt vòng chống dính được 3 tháng rồi e muốn có e bé e đã lấy vòng ra vậy tử cung của e có bị dính lại ko?
Trả lời:
Bạn Dương Thanh thân mến. Dính lòng tử cung thứ phát thường do niêm mạc tử cung đã bị tổn thương nghiêm trọng. Đưa một dị vật (vòng) vào lòng tử cung với mục đích chống dính lòng tử cung là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên sự phục hồi của niêm mạc tử cung nhanh hay chậm, hoàn toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tổn thương trước đó, và việc điều trị hiện tại. Việc ra kinh hàng tháng là chứng cứ cho thấy niêm mạc tử cung phục hồi khá tốt, tuy nhiên để đánh giá chính xác thì cần nội soi buồng tử cung. Vậy bạn cần biết chính xác tình huống của mình thì nên đến BV chuyên khoa để được kiểm tra đánh giá về giải phẫu và chức năng của tử cung xem đã hồi phục tốt chưa. Thân mến chào bạn.
-
Nguyễn thị cẩm duyên
Câu hỏi:
Chào bác sĩ. Cho e hỏi là e đi khám phụ ở bv phụ sản nhi bình dương. Nhưg bhyt của e thuộc bv vạn phúc . Vậy nếu e mang bh đi khám ở bv phụ sản có dk hưởng nh ko ạ
Trả lời:
Bạn Cẩm Duyên mến. Theo quy định của cơ quan BHYT, trường hợp người có thẻ BHYT nhập viện trong tình trạng cần cấp cứu hay có chuyển dạ thật sự thì được tính như có giấy chuyển BHYT, cho dù việc nhập viện vào cơ sở y tế ở cùng Tỉnh (TP) hay khác Tỉnh, thuộc tuyến điều trị cấp xã, huyện, hay cấp tỉnh. Mức hưởng là 80% chi phí KCB theo quy định của BHYT. Ngoài trường hợp cần cấp cứu, hay chuyển dạ nói trên, người có BHYT khi KCB ở cơ sở y tế cùng tỉnh phải có giấy chuyển BHYT từ các cơ sở y tế tuyến huyện lên BV tuyến tỉnh (BV PSN BD là BV tuyến tỉnh), mới được hưởng BHYT đúng tuyến, mức hưởng là 80% chi phí KCB theo quy định của cơ quan BHYT. Trường hợp người có BHYT muốn sử dụng BHYT nhưng không có giấy chuyển tuyến đến BVPSN BD mà nhập viện trong tình trạng không cần cấp cứu hay chưa chuyển dạ, thì được hưởng BHYT trái tuyến, mức hưởng là 60% của mức hưởng đúng tuyến. (60% của 80% trong trường hợp đúng tuyến). Trường hợp người có BHYT khác Tỉnh nhập viện trong tình trạng không cần cấp cứu hay chưa chuyển dạ,thì chỉ được hưởng chế độ BHYT trái tuyến, cho dù có giấy chuyển BHYT hay không. (Lưu ý : giải thích này không áp dụng cho khám thai, khám bệnh). Thân mến chào bạn. Thân.
-
tranthithuthao
Câu hỏi:
em bi viem lo tuyen co the dot ko ak
Trả lời:
Bạn Thu Thảo mến. Lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng sinh lý của người phụ nữ,do vậy bản thân nó không cần có sự can thiệp nào. Trường hợp lộ tuyến quá rộng gây xuất tiết quá mức ảnh hưởng đến chất lượng sống hoặc liên quan đến viêm nhiễm âm đạo cổ tử cung kéo dài, hay tái phát, thì có chỉ định diệt bớt tuyến. Bạn nên trao đổi thẳng thắn với BS đang điều trị cho bạn để biết mức độ cần thiết của việc diệt tuyến hay không trong trường hợp cụ thể của mình, và nếu cần thì phương pháp nào nên được lựa chọn. Ngày nay, phương pháp diệt tuyến bằng đốt điện hoặc đốt laze thường được các bác sĩ lựa chọn. Dù là phương pháp nào cũng cần phải thực hiện đúng kỹ thuật, chừa lại một phần lộ tuyến có thể quan sát được để tầm soát ung thư cổ tử cung trong các lần khám sau. Và phương pháp nào cũng là điều trị ngoại trú, nghĩa là bạn có thể ra về ngay sau khi thực hiện kỹ thuật. Bởi vậy bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa Phụ-Sản, nơi có bác sĩ chuyên sâu về kỹ thuật này để thực hiện. Thân mến chào bạn.
-
Minh nhựt
Câu hỏi:
Dạ cho hỏi bệnh viện mình có nhận bảo hiểm y tế tự nguyện không ạ? E có nghe nói là phai ko ? Em định cho vợ sinh ở bv mình nhưng ko biết có su dụng bhyt duoc ko. Nếu có nhận bhyt thì trừ đi bht đúng tuyến gia đình phai đóng khoảng bao nhiêu
ạ? Ecam on!
Trả lời:
Bạn Minh Nhựt thân mến. Bạn có BHYT thì khi đi sanh, bạn cần xin giấy chuyển BHYT từ cơ sở y tế tuyến huyện (như BV hay TTYT huyện, thị xã, Tp...); hoặc các cơ sở y tế tương đương tuyến huyện (các phòng khám, nhà hộ sanh hay BV tư nhân) lên BV Phụ Sản Nhi Bình Dương (là cơ sở y tế tuyến tỉnh) để được hưởng BHYT khi đi khám hoặc sanh tại đây; mức hưởng là 80% chi phí KCB theo quy định của cơ quan BHYT (không phân biệt BHYT bắt buộc hay tự nguyện). Trường hợp bạn nhập viện trong tình trạng cần cấp cứu hay có chuyển dạ thật sự thì không cần giấy chuyển BHYT cũng vẫn được hưởng BHYT đúng tuyến như trên. Trường hợp bạn không có giấy chuyển BHYT, thì được hưởng chế độ BHYT trái tuyến là 60% của phần chi phí được hưởng khi KCB đúng tuyến (tức 60% của 80% đã ở nói trên). Ngoài giấy chuyển BHYT, thẻ BHYT, bạn cần đem theo CMTND và sổ Hộ khẩu phô tô (nếu là đi sinh, để làm căn cứ chứng sinh cho bé). Nếu bạn đã cung cấp đủ thủ tục mà không được hưởng BHYT, thì bạn cần hỏi ngay người nhân viên y tế trực tiếp làm việc với bạn, để được giải đáp lý do. Bạn cũng cần biết 80% chi phí KCB được BHYT chi trả là 80% của mức chi phí KCB theo quy định của cơ quan BHYT, chứ không phải là 80% của viện phí thực tế. Do vậy, ngoài 20% đồng chi trả BHYT, bạn còn phải đóng phí phụ trội (phần vượt trội của viện phí thực tế so với viện phí do cơ quan BHYT quy định). Thân mến chào bạn. Thân.