-
Đinh Ngọc Hà
Câu hỏi:
22/12 là ngày dự sinh của mình, mai mình muốn lên trên games đổi thưởng
khám và muốn sinh tại games đổi thưởng
, vậy mình có phải đăng ký sinh trước ko ạ.
Trả lời:
Bạn Ngọc Hà thân mến. BV có YBS thường trực 24/24 giờ, nhận bệnh vào cấp cứu và sanh đẻ. Vậy bạn có thể nhập viện sanh bất cứ khi nào bạn muốn mà không cần phải đăng ký trước. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Hồ Nga
Câu hỏi:
Em xin chào bác sĩ !
Bác sĩ cho em hỏi em bị rong kinh ( thực chất chỉ đi vs lấy giấy thấm mới có 1 chút nâu, 1 ngày bị 2,3l đi vệ sinh như thế) thì em nên đi khám vào lúc nào ạh ? Lúc k có rong kinh em có đi khám được hay không hay là phải đợi lúc rong kinh mới khám ?
Em xin cám ơn bác sĩ .
Trả lời:
Bạn Hồ Nga thân mến. Rong kinh là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng kinh nguyệt đến đúng chu kỳ nhưng thời gian hành kinh lại kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh mất đi vượt quá 80ml thay vì 3 - 5 ngày và 60 - 80ml so với chu kỳ bình thường.
Rong kinh được chia thành 2 loại là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể: Rong kinh cơ năng thường gặp ở những bạn gái tuổi dậy thì và những chị em trong độ tuổi sinh sản do rối loạn nội tiết tố. Rong kinh thực thể là kỳ kinh kéo dài trong nhiều ngày do những tổn thương ở cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Để được chẩn đoán chính xác bạn cần đến BV chuyên khoa, đăng ký khám phụ, Bs sẽ căn cứ vào hỏi bệnh, khám bệnh để đề nghị làm các xét nghiệm, cận lâm sàng, từ đó mới tìm nguyên nhân và điều trị. Bạn có thể đi khám bất cứ khi nào, nhưng tốt hơn là sau khi hết kinh theo dự kiến (khoảng sau 3-5 ngày ra kinh). Thân mến chào bạn. Thân.
-
My
Câu hỏi:
Mình muốn hỏi lúc bé sinh ở bv phụ sản nhi bình dương có được tiêm vitamin k không ạ, nếu chưa tiêm thì khi nào bé có thể tiêm bổ sung
Trả lời:
Bạn My thân mến. Vitamin K là vitamin hòa tan trong chất béo. Cơ thể người được cung cấp vitamin K từ nguồn từ thức ăn, sữa mẹ và từ nguồn vitamin K được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột. Vitamin K có vai trò đặc biệt trong quá trình đông máu, tạo thành phức hợp prothrombin cần cho tạo cục máu đông, chống lại sự chảy máu.
Trẻ sinh ra được nuôi bằng sữa mẹ, một chất dinh dưỡng quý giá, nhưng hàm lượng vitamin K ở sữa mẹ thấp (2-5mcg/lít). Lượng dự trữ vitamin K ở trẻ mới sinh cũng rất thấp vì vitamin K tự nhiên khó qua nhau thai. Mặt khác, hệ vi khuẩn ở ruột của trẻ chưa phát triển nên chưa tổng hợp được vitamin K dẫn đến thiếu vitamin K ở trẻ. Vì thế, trẻ dễ bị xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não - màng não do thường để lại những di chứng nặng nề.
Tiêm vitamin K cho trẻ mới sinh là một biện pháp dự phòng chủ động, tránh hiện tượng xuất huyết não – màng não hay gặp ở trẻ lúc khoảng 1 tháng tuổi.
Cách thực hiện như sau: Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 hoặc K3 (cách này tốt và thuận tiện nhất). Hoặc cho tất cả trẻ mới sinh uống 3 lần vitamin K1: Lần thứ nhất sau sinh, lần thứ hai lúc trẻ 7 ngày, lần thứ ba lúc trẻ 30 ngày. Hiệu quả sử dụng vitamin K1 và K3 như nhau.
Do việc cung cấp Vitamin K cho trẻ sơ sinh có ý nghĩa lớn như vậy nên tại BV Phụ Sàn Nhi Bình Dương, 100% em bé sinh ra tại viện đều được tiêm vitamin K. Bạn không cần phải cho bé uống hay tiêm nhắc lại vitamin K, nếu không thuộc trường hợp bệnh lý đặc biệt, có chỉ định của BS. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Vuong thoai toan
Câu hỏi:
Chào bsi! Em có thai được 4 tháng, trong thời gian này em cứ hay bị đau bụng, nhưng khi đi khám thì lại không có gì! Em đã 1 lần bị thai lưu nên rất lo sợ!!! Tuần rồi vk ck em mới đi khám trên games đổi thưởng
psnbd về! Mai là đi lấy kết quả, bị đau vậy có ảnh hửởng gì đến thai nhi không bsĩ!!! Em còn bị ngứa âm đạo nữa! Em phải làm sao đây bsi! Mong bsĩ hướng dẫn! Lần đầu có con nên em rất bối rối! Mong được sự giúp đỡ ạ! Em cảm ơn
Trả lời:
Bạn Toan thân mến. Khi thai được 2-4 tháng tuổi, do tử cung còn nhỏ nằm trong hố chậu nên có hiện tượng chèn ép lên các cơ quan vùng chậu, gây cảm nhận tức hoặc cảm nhận đau mức độ nhẹ hoặc vừa, đồng thời gây đi cầu, đi tiểu nhiều lần, hoặc cầu, tiểu xong còn muốn cầu, tiểu nữa... Tuy nhiên cũng cần phân biệt với đau, tức do bệnh lý của cơ quan vùng chậu hoặc dọa sảy thai, sảy thai. Bạn đã đi khám BV rồi thì sau khi có kết quả xét nghiệm, bạn có thể quay lại gặp và hỏi BS để được tư vấn kỹ hơn. Khi mang thai, sản phụ dễ bị viêm âm đạo do nấm hoặc vi trùng vi khuẩn khác, để xác định tác nhân gây bệnh, Bs thường cho soi tươi dịch âm đạo, và kê toa dựa trên tác nhân gây bệnh đã được xác định. Nếu bạn chưa được khám, xét nghiệm dịch âm đạo thì có thể đề nghị Bs khám cho mình. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Đao thi kim thoa
Câu hỏi:
Cho hỏi.bệnh viện có làm xét nghiệm 22 tuânở bà bâu không.giá bao nhiêu.có thể tư vấn được không ak
Trả lời:
Bạn Kim Thoa thân mến. Mời bạn vào trang website của BV theo đường dẫn Tin tức và sự kiện/ Tin chuyên ngành/ Sản khoa/ Bài "Tóm tắt lịch khám cần thiết cho một thai kỳ" và "Khám thai, chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai" để biết những thông tin cần thiết về khám thai. Lịch khám bệnh: BV Phụ Sản Nhi Bình Dương khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (X quang, siêu âm) trong giờ hành chính vào tất cả các ngày trong tuần từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Riêng Thứ Bảy và Chủ Nhật, BV chỉ làm việc buổi sáng. Giờ làm việc buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, giờ làm việc buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Thân mến chào bạn. Thân.