-
nguyen thi luyen
Câu hỏi:
Hiện tại tôi gần sinh rồi. Bảo hiểm của tôi đăng kí ở games đổi thưởng
an phú. Nếu tôi mún sinh ở games đổi thưởng
phụ sản nhi bình dương thì tôi có được hưởng bảo hiểm ko. Nếu được hưởng tôi sẽ được hưởng bao nhiêu %? Xin cảm ơn
Trả lời:
Bạn Nguyễn Thị Luyến thân mến. Bạn có BHYT thì khi đi sanh, bạn cần xin giấy chuyển BHYT từ cơ sở y tế tuyến huyện (như BV hay TTYT huyện, thị xã, Tp...; các phòng khám, nhà hộ sanh hay BV tư nhân, hay cụ thể như BV An Phú) lên BV Phụ Sản Nhi Bình Dương (là cơ sở y tế tuyến tỉnh) để được hưởng BHYT khi sanh tại đây; mức hưởng là 80% chi phí KCB theo quy định của cơ quan BHYT. Trường hợp bạn nhập viện trong tình trạng cần cấp cứu hay có chuyển dạ thật sự thì không cần giấy chuyển BHYT cũng vẫn được hưởng BHYT như trên (80% chi phí KCB theo quy định của BHYT). Trường hợp bạn không có giấy chuyển BHYT thì được hưởng chế độ BHYT trái tuyến, là 60% của phần 80% đã ở nói trên. Ngoài giấy chuyển BHYT, thẻ BHYT, bạn cần đem theo CMTND và sổ Hộ khẩu phô tô để làm căn cứ chứng sinh cho bé. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Nguyễn Kim Ngân
Câu hỏi:
Do e phát hiện có thai nhưng trước đó không biết nên e có uống thuốc điều hoà kinh nguyệt nên e sợ bé có vấn đề không tốt. Vậy thủ tục phá thai như thế nào? Đăng ký làm thủ tục ở đâu ah? Có cần phải nhập viện hay được về nhà luôn ạ?
Trả lời:
Bạn Kim Ngân thân mến. Phá thai an toàn là phương pháp đỉnh chỉ thai nghén được thực hiện các y, bác sĩ được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật có kỹ năng thực hiện tốt tại các cơ sở y tế đạt chuẩn về thiết bị, dụng cụ trong môi trường vệ sinh đảm bảo. Phá thai an toàn bao gồm hai phương pháp chính là phá thai bằng thuốc và phá thai ngoại khoa hoặc kết hợp cả 2. Phá thai bằng thuốc là dùng thuốc (uống) để chấm dứt thai kỳ áp dụng cho thai phụ không mắc các bệnh lý nội ngoại khoa (bệnh lý tuyến thượng thận, rối loạn đông máu, dị ứng với thành phần của thuốc, bệnh tim mạch vv…). Phá thai ngoại khoa là việc sử dụng thủ thuật y tế can thiệp qua cổ tử cung để đình chỉ thai nghén, hoặc để hỗ trợ cho phương pháp phá thai bằng thuốc. Lựa chọn phương pháp phá thai nào cần căn cứ vào nhiều yếu tố như sức khỏe thai phụ, số tuần tuổi của thai, sự đáp ứng của cơ thể với biện pháp phá thai đó, phương pháp nào cũng có thể có tai biến hay biến chứng… do vậy cần phải được chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám, siêu âm, làm xét nghiệm cận lâm sàng. Vậy bạn hãy sớm đến BV, đăng ký khám phòng sinh đẽ có kế hoạch để được khám, tư vấn và thực hiện thủ thuật. Chi phí cụ thể phụ thuộc vào việc sử dụng kỹ thuật chẩn đoán, phương pháp bỏ thai, thuốc vật tư tiêu hao cho bạn. Thông thường chi phí khoảng 800 ngàn đến 1,5 triệu đồng cho thai dưới 9 tuần. Phá thai dưới 7 tuần, thông thường sản phụ không cần phải nằm viện. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Phan Thị Bích Ngọc
Câu hỏi:
Chào BS! E bị táo bón nặng j đã 3 ngày rồi e hk đi tiêu dc, mắc đi nhg hk cách nào thải phân ra dc. E đã ăn uống các loại rau, trái cây, uống nước trg 1 ngày và hsau e vẫn hk đi dc dù e đã cố sức rặn nên đành đến BV. BS kê cho e thuốc Duphalac uống trg 3ngày và dặn đi tiêu thì hk dc rặn j thai e đã gần 31 tuần. Biết là vậy nhg hk rặn phân hk ra dc và hnay e lại mắc tiêu vẫn hk thải phân dc, e chỉ dám rặn lúc cần còn lại e phải tự móc phân ra. Bjo ngoài đau hậu môn e cn bị sưng vùng kín do thgian ngồi lâu trg toilet + rặn. BS cho e hỏi z có sao hk ak? vùng kín sẽ tự khỏi sau vài ngày hk ak? E rất lo, kính mong sớm nhận hồi âm từ BS. E chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Bạn Bích Ngọc thân mến. Táo bón khi mang thai là chứng bệnh khá thường gặp ở các thai phụ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân gây táo bón ở thai phụ do ảnh hưởng của nội tiết tố của thai (progesteron), việc bổ xung chất sắt trong thai kỳ, xu hướng giảm vận động khi mang thai, sự chèn ép của thai và tử cung lên vùng chậu, thai phụ uống không đủ nước, ăn ít chất xơ, nín đi cầu (trì hoãn đại tiện) do công việc, hoàn cảnh vv, thậm chí tâm lý của thai phụ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến táo bón. Cách khắc phụ là sản phụ cần uống đủ nước, ngoài bữa ăn sản phụ cần cung cấp cho cơ thể 8-10 cốc nước lớn mỗi ngày (trên 2000 ml/ngày), tăng cường rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm ngũ cốc giàu chất xơ khác vào chế độ ăn (lưu ý các thực phẩm giúp nhuận tràng như chuối chín, thu đủ chín, rau và củ khoai lang vv...). Việc tập luyện thói quen đi cầu (đại tiện) rất có ích để chống táo bón, chẳng hạn sáng sớm khi ngủ dậy bạn uống một ly nước đầy (khoảng 200ml) khi bụng còn trống, sau đó 10-15 phút thì ngồi bô, kiên trì tập luyện một thời gian cơ thể sẽ quen đi cầu vào sáng sớm và bạn cần duy trì việc uống nước như vậy mãi mãi. Mọi biện pháp nêu trên (chế độ ăn, uống, tập thói quen đi cầu...) chỉ có hiệu quả sau một thời gian dài kiên trì thực hiện, chứ không thể hy vọng tình trạng táo bón được cải thiện ngay sau một vài ngày áp dụng các biện pháp chống táo bón như nhiều bạn lầm tưởng. Khi chưa có thói quen đi cầu thì điều quan trọng là không được nín cầu hay trì hoãn đại tiện khi cơ thể có nhu cầu. Thể dục đều đặn cũng có tác dụng tốt không chỉ với táo bón. Những lúc không mót cầu thì sản phụ không nên cố ngồi bô và cố rặn vì có thể gây nứt, rách, chảy máu hậu môn trực tràng, làm nặng lên tình trạng bệnh trĩ hoặc ảnh hưởng đến thai kỳ. Khi bị táo bón không thể tự khắc phục, thai phụ chỉ nên sử dụng các thuốc điều chỉnh tình trạng táo bón theo chỉ dẫn của bác sỹ, để tránh những hậu quả đáng tiếc do thuốc gây ra, như mất nước điện giải hoặc tình trạng táo bón sau đó trầm trọng hơn vv... Đặc biệt sản phụ không nên dùng tay hay dụng cụ móc phân ra, vì có thể gây tổn thương cho hậu môn trực tràng hoặc gây nhiễm trùng nhiễm khuẩn vùng đáy chậu, tầng sinh môn rất nguy hiểm. Các biện pháp dùng thuốc hay thụt tháo phân tuy giải phóng phân hiệu quả, nhưng chỉ giải quyết được tình trạng khó chịu nhất thời của táo bón mà không có tính lâu dài, vì vậy bác sỹ và sản phụ không nên lạm dụng.
Trường hợp của bạn Ngọc đã tự móc phân nhiều lần, đau hậu môn và sưng "vùng kín" là có khả năng bạn đã bị sưng viêm tầng sinh môn, bạn nên được khám và điều trị bởi BS để giải quyết tình trạng viêm nhiễm và giải quyết tạm thời tình trạng táo bón. Song song với đó bạn cần tham khảo tư vấn và kiên trì thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm hạn chế tình trạng táo bón 2 tháng còn lại của thai kỳ. Chúc bạn thành công. Thân mến chào bạn. Thân
-
Trần thị thu
Câu hỏi:
E phá thai bằng thuốc đã đk hơn 1 tuần vẫn chưa đến lịch tái khám. Khi uống thuốc e có ra 1 cục trắng trắng nhưng không có bọc. Cho e hỏi đó có phải là bào thai hay không. Hiện tại e không đau bụng nữa. Máu ra ít dần. Mà e mới mua que thử về thì 2 vạch. Như vậy có phải e vẫn chưa ra thai phải không ạ
Trả lời:
Bạn Thu thân mến. Để phá thai bằng thuốc an toàn, cần xác định rõ thai trong tử cung, tuổi thai là bao nhiêu, mẹ có chống chỉ định dùng thuốc phá thai không vv... Tuổi thai dưới 49 ngày thì có thể cho sản phụ ngậm thuốc gây sảy thai tại nhà và hẹn tái khám sau 2 tuần (có cơ sở y tế hẹn tái khám 1 tuần), hoặc có dấu hiệu bất thường như ra máu quá mức, đau bụng quá mức vv... Thai nhỏ dưới 49 ngày khi sảy thai rất khó phân biệt phôi thai và máu cục, một số trường hợp BS cần phân biệt rõ bằng cách thả các thành phần sau sảy thai vào chậu nước và quan sát gai nhau hoặc phôi nếu có. Bê ta HCG, một loại nội tiết do nhau thai tiết ra, thường được dùng để chẩn đoán thai trong giai đoạn đầu, nồng độ bê ta HCG trong máu tăng dần kể từ khi thụ thai và bị ngưng bài tiết vào máu khi kết thúc thai kỳ (đẻ, sảy thai). Khi bê ta HCG bị ngưng bài tiết vào máu thì nồng độ trong máu và nước tiểu sẽ giảm dần đến hết, thời gian bán hủy của bê ta HCG khoảng 2 ngày, tức là cứ mỗi 2 ngày thì nồng độ bê ta HCG trong máu giảm một nửa. Vậy sau đẻ, sảy thai lượng bê ta HCG sụt giảm đột ngột nhanh chóng, nhưng trong vài ngày đầu vẫn cao hơn so với mức bình thường (khi không mang thai). Que thử thai nhanh thực chất là một test định tính bê ta HCG trong nước tiểu, không phải test định lượng vì vậy không thể dùng que thử để theo dõi bê ta HCG sau sảy thai cũng như kết quả điều trị. Trường hợp của bạn nếu thấy bất thường hoặc bạn quá lo lắng về kết quả điều trị thì cần liên hệ với BS đã chỉ định phá thai bằng thuốc cho bạn để được kiểm tra và hướng dẫn cụ thể, nếu cần. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Nguyễn Thị Hoa L8nh
Câu hỏi:
E chuẩn bị sinh bé thứ 2, bé đầu e sinh mổ. E hỏi là giờ e sinh bé này là sinh mổ nữa phải ko ạ, e hỏi chi phí sinh mổ là bao nhiêu, e ki có bảo hiểm ạ, nay e được 31w rồi ạ.
Trả lời:
Bạn Hoa Linh thân mến. Vết mổ lấy thai cũ không phải là một chỉ định mổ cho lần có thai sau, tuy nhiên sẽ là yếu tố quan trọng để chỉ định mổ nếu có cộng thêm một trong số các yếu tố đẻ khó khác (như: vết mổ cũ sớm hơn 36 tháng, ối vỡ non, thiểu ối, con khá to, cơn gò tử cung tăng vv....). Vết mổ lấy thai cũ mà lần này không kèm thêm yếu tố đẻ khó khác, thường được BS cho theo dõi sát sao và sinh hỗ trợ bằng kềm (forceps) khi đủ điều kiện. Nếu người có vết mổ lấy thai cũ, lần này muốn sinh mổ chủ động thì có thể chờ đến khi thai đủ 38 tuần trở lên (tuần tuổi thai theo quy ước) sẽ đề nghị BS cho sinh mổ, tuy nhiên người có thai cần cung cấp đầy đủ tài liệu khám thai nhất là tài liệu khám thai 3 tháng đầu, để giúp BS có căn cứ tính tuổi thai chính xác. Người có BHYT muốn nhập viện (BV Phụ Sản Nhi Bình Dương) để sinh có hưởng BHYT đúng tuyến, thì cần xin giấy chuyển BHYT từ cơ sở y tế tuyến huyện (BV hoặc TTYT huyện, thành phố, các BV hoặc PKĐK tư nhân) đến BV Phụ Sản Nhi Bình Dương. Người có BHYT nhập viện mà không có giấy chuyển BHYT sẽ được hưởng BHYT trái tuyến. Vậy bạn căn cứ vào những thông tin trên để ứng dụng cho mình nhé. Tổng chi phí cho sanh mổ khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng, tùy thuộc vào các dịch vụ và loại phòng mà bạn chọn. Khi thanh toán ra viện, bạn sẽ được trừ đi khoản chi phí do BHYT chi trả. Thân mến chào bạn. Thân.