-
Điểu thị ngọc bích
Câu hỏi:
Dạ, bs cho em hỏi, em đã sinh bé được gần 2tuoi rồi ạ, nên giờ em không có dự định có con nữa, em muốn may thẩm mỹ đường sinh môn, games đổi thưởng
phụ sản nhi của mình có dịch vụ này ko ạ
Trả lời:
Chào bạn Điểu Thị Ngọc Bích.Tái tạo thẩm mỹ tầng sinh môn nói nôm na là sửa chữa, phục hồi lại chức năng vốn có của tầng sinh môn sau quá trình bị dãn nở hoặc thương tổn do sinh đẻ của người phụ nữ. Như vậy vấn đề chính trong kỹ thuật này là phải trả lại chức năng của tầng sinh môn, liên quan đến hoạt động đại tiện (đi cầu), tiểu tiện, hoạt động tình dục (giao hợp), chứ không chỉ đơn giản là thu hẹp đường (cửa) vào âm đạo. Những thương tổn tầng sinh môn do quá trình sinh đẻ có thể đơn giản như vết rách, sẹo xấu da niêm, có thể phức tạp hơn như dãn nhão cơ nâng, hay thậm chí rách, đứt cơ vòng hậu môn... Tùy thuộc thương tổn mà thủ thuật này được thực hiện lâu hay mau, có thể chỉ 30 phút hay kéo dài 1 đến 3 giờ. Thủ thuật thường được thực hiện dưới kỹ thuật vô cảm là gây tê tại chỗ, tê vùng hoặc tiền mê kết hợp với gây tê tại chỗ. Chi phí tùy thuộc vào độ phức tạp của thủ thuật và thuốc được sử dụng, có thề chỉ 2 triệu đồng đến 3-4 triệu đồng. Như tất cả các thủ thuật ngoại khoa khác, thủ thuật này có thể có các tai biến hay biến chứng liên quan đến gây tê, đến chảy máu hay nhiễm trùng. Nếu không có bất thường, người bệnh thường được BS cho ra về ngay trong ngày thực hiện thủ thuật. Thủ thuật nên được thực hiện sau sinh 6 tháng đến 1 năm trở lên. Bạn có thể đến khoa Phụ của BV Phụ Sản Nhi Bình Dương để thực hiện thủ thuật này. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Chứ Thị Thu Hà
Câu hỏi:
Em muốn hỏi games đổi thưởng
có khám thai vào chủ nhật không ạ
Trả lời:
Chào bạn Chứ Thị Thu Hà. BV Phụ Sản Nhi Bình Dương khám bệnh, khám thai, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (X quang, siêu âm), điều trị ngoại trú (trong đó có KHHGĐ) trong giờ hành chính vào tất cả các ngày trong tuần từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Riêng Thứ Bảy và Chủ Nhật, BV chỉ làm việc buổi sáng. Giờ làm việc buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, giờ làm việc buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Tuy nhiên bạn nên đến sớm hơn giờ làm việc để chủ động lấy số và làm các thủ tục trước khám bệnh. Các BS trực 24/24 giờ chỉ có nhiệm vụ khám cấp cứu và điều trị cho các sản phụ nhập viện. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Linh Đan
Câu hỏi:
Chào bác sĩ tôi muốn làm 1 cuộc xét nghiệm ADN thì cần những thủ tục gì và chi phí khoảng bao nhiêu tiền ...cảm ơn
Trả lời:
Chào bạn Linh Đan. Vấn đề bạn hỏi chưa rõ ràng, vì xét nghiệm ADN tùy theo mục đích khác nhau mà có kỹ thuật khác nhau, trả kết quả khác nhau, chi phí khác nhau... Tại games đổi thưởng
Phụ Sản Nhi Bình Dương có xét nghiệm ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ (NIPT) nhằm tầm soát dị tật bẩm sinh của thai do di truyền, xét nghiệm được thực hiện tại thời điểm mang thai 3 tháng đầu (tốt nhất từ tuần thai thứ 7 đến 10), chi phí 6 triệu đồng. Xét nghiệm ADN nước ối thực hiện khi thai 16-20 tuần cũng nhằm tầm soát dị tật bẩm sinh của thai do di truyền, có chi phí 1,4 triệu đồng. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Phạm thị kim trâm
Câu hỏi:
Chào bác sĩ...con tôi có lịch hẹn tiêm ngừa mũi phế cầu lần 3 cho bé vào ngày 13/8 nhưng trước đó bé bị viêm tiểu phế quản nên không tiêm được..sau(1 tuần ) khi hết bệnh viêm tiểu phế quản thì bé chuyển sang tai chân miệng khoảng 10 ngày và bây giờ cháu lại bị tiêu chảy cấp nên mũi phế cầu lần 3 tôi vẫn chưa tiêm được cho con...vậy cho hỏi tôi có thể tiêm lại khi nào và liệu trễ như vậy có ảnh hưởng gì ko...cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
Bạn Kim Trâm thân mến. Các mũi tiêm ngừa nhắc lại được tiêm đúng lịch là tối ưu nhất vì phát huy được tối đa hiệu quả của vac-xin. Mặc dầu vậy, trong một số trường hợp bắt buộc phải trì hoãn thì cần lưu ý: - Các mũi tiêm nhắc lại có khoảng cách dưới 1 tháng (mũi 1,2, 3 vắc xin viêm gan B; mũi 1-2 bạch hầu – ho gà – uống ván – bại liệt) thì cần tiêm đúng ngày, không nên chậm quá 1 ngày. - Các mũi nhắc lại có khoảng cách trên 1 tháng, thông thường là 6 tháng thì có thể chậm vài tuần hoặc lâu hơn. Các bậc cha mẹ cần ghi chép cận thận lịch tiêm chủng để đưa con đi tiêm đúng ngày. Các mũi vắc xin nhắc lại có khoảng cách 1 năm, 5 năm cần có cách ghi nhớ đặc biệt để tránh quên. Nếu trẻ chỉ được tiêm các mũi cơ bản thì khả năng bảo vệ trẻ khỏi các bệnh sẽ chỉ giới hạn tới năm 4 tuổi đến 16 tuổi, còn các mũi vắc xin nhắc lại sau 1 năm, 5 năm có giá trị bảo vệ suốt đời. Trong trường hợp trẻ sốt cao, nhiễm khuẩn thì cần trì hoãn tiêm chủng, ngay cả khi đó là các mũi tiêm quan trọng (nếu không tiêm, trẻ sẽ phải tiêm lại từ đầu). Tại các cơ sở tiêm ngừa thường có bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm ngừa, vì vậy trường hợp trẻ đang có biểu hiện bệnh bậc cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến đúng lịch (trừ khi trẻ bệnh nặng đang nằm viện). Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm ngừa sẽ quyết định có tiêm ngừa cho trẻ đúng lịch hay không, nếu cần trì hoãn thì hẹn khi nào tiêm lại một cách cụ thể. Vậy bạn cần đưa con bạn trở lại nơi hẹn tiêm ngừa mũi 2 cho bé, vào đúng Thứ trong tuần của lịch hẹn cũ. Bác sĩ sẽ khám, xem lịch sử tiêm ngừa cụ thể của bé và đề nghị lịch tiêm ngừa tiếp theo. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Nguyễn Thị Băng Tâm
Câu hỏi:
Bác sĩ ơi, bé được 1 tháng tuổi sau khi uống 1 giọt vitamin d3 vào buổi sáng thì bé khó ngủ ngay được, cảm giác mệt mỏi với bé bị trớ sữa nhiều, bao nhiêu sữa bé bú đều trớ hết. Vậy cho em hỏi con em có sao không ạ và em có tiếp tục cho bé uống vitamin d3 nữa không. Em cảm ơn
Trả lời:
Bạn Băng Tâm thân mến. Vitamin D thường được chỉ định cho các trường hợp còi xương, chứng co giật, co giật do thiếu calci, bệnh nhuyễn xương. Bạn đang nuôi con bú, nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, giàu đạm, vitamin và khoáng chất, tránh các chất kích thích như trà, cà phê…; tránh ăn uống kiêng khem quá mức sẽ dẫn đến thiếu các chất cần thiết. Bạn chỉ nên bổ sung vitamin, khoáng chất trong trường hợp chế độ ăn uống không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé. Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, ít có nguy cơ thiếu vitamin D cũng như các chất dinh dưỡng khác. Mặc dầu vậy, một số trường hợp trẻ có nguy cơ thiếu nắng (như trường hợp sinh vào mùa đông ở miền bắc, hay nơi ở thiếu ánh sáng ...) ngoài việc hướng dẫn bà mẹ cho bé tắm nắng hằng ngày, bác sĩ có thể bổ sung thêm vitamin D cho bé với liều 400 IU (1ml Ostelin) mỗi ngày. Vitamine D cũng có một số chống chỉ định và tương tác thuốc cần đặc biệt lưu ý, với trẻ em việc uống quá liều thuốc rất nguy hiểm, vì vậy việc sử dụng vitamine D cho trẻ em, đặc biệt với trẻ nhũ nhi phải do bác sĩ chỉ định; các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho các bé uống để tránh hậu quả đáng tiếc. Bé của bạn "khó ngủ, cảm giác mệt mỏi, trớ sữa nhiều..." có thể do bé đang bệnh, bạn không nên tự suy diễn nguyên nhân mà nên cho bé đến bác sĩ khám cẩn thận để xác định nguyên nhân. Thân mến chào bạn. Thân.