-
Tran vo thi mai
Câu hỏi:
E. Sn 1992. E muốn khám đa nang buồng trứng thì phải chờ hết kinh hay đang hành kinh vẫn khám được ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp e với. E cảm ơn a
Trả lời:
Bạn Tran Vo Thi Mai thân mến. Trường hợp bạn có buồng trứng đa nang (BTĐN) mà nhiều tháng mới có kinh một lần thì bạn có thể đến khám BTĐN bất cứ khi nào, không cần chờ đến ngày ra kinh. Trường hợp bạn vẫn ra kinh hàng tháng thì bạn có thể chờ đến khi sạch kinh từ 3 đến 5 ngày để đến khám BTĐN. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Phạm Vũ Thương
Câu hỏi:
Dạ Bs cho hỏi vợ e co thai ma không biết cứ noi đau bụng rồi mua thuốc đau bụng uống . Trường họp nay co ảnh hưởng gi không ạ
Trả lời:
Bạn Phạm Vũ Thương thân mến. Thời gian từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ được sinh ra gọi là thời kỳ bào thai, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn phát triển phôi thai gồm 3 tháng đầu của thai kỳ, hình thành và biệt hóa các bộ phận của bào thai. Do đó, trong khoảng thời gian này nếu dùng thuốc có tác dụng cản trở sự hình thành và biệt hóa bộ phận, như một số thuốc an thần, một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư... có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi... Thế kỷ trước đã có hàng nghìn phụ nữ châu Âu sinh ra quái thai cụt chi do đã uống thuốc an thần Thalidomid trong 3 tháng đầu của thai kỳ.Từ tháng thứ tư trở đi là giai đoạn phát triển, tăng trưởng của nhau thai, bào thai thì một số thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sau này của trẻ do có độc tính đối với các mô đang phát triển của bào thai. Ví dụ kháng sinh Tetracylin ảnh hưởng xấu đến mô xương và răng, thuốc kháng sinh thuộc họ aminosid như Streptomycin gây độc tính với cơ quan thính giác và thận. Ngay trước khi trở dạ, một số thuốc vẫn có thể tác động đến thai nhi, như Morphin, Reserpin vv... Do tác động xấu của thuốc trên thai khó lường, các nhà chuyên môn khuyên thai phụ tốt nhất không nên dùng thuốc khi mang thai. Nếu có thể, tuyệt đối tránh dùng mọi loại thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người phụ nữ còn trong độ tuổi hoạt động sinh dục, muốn sinh con, thì trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt (từ lúc rụng trứng cho đến khi ra kinh) cần tránh dùng mọi thứ thuốc, để nếu mang thai thì thai sẽ được an toàn. Bởi lẽ có nhiều thứ thuốc tích lũy lâu, đào thải chậm ra khỏi cơ thể, nên mặc dù uống thuốc lúc chưa thụ thai nhưng thuốc còn giữ lại trong cơ thể người mẹ cho đến thời điểm đậu thai, sẽ gây ảnh hưởng xấu cho thai. Tuy nhiên vẫn có trường hợp phải dùng thuốc chữa bệnh cho thai phụ. Đó là trường hợp thai phụ bị các bệnh tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường, động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn, kí sinh trùng vv... Các trường hợp này bắt buộc dùng thuốc chữa bệnh, nếu không dùng có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, thậm chí gây ra quái thai. Nếu cần thiết phải dùng thuốc chữa bệnh, thì tốt nhất là đến khám bác sĩ chuyên khoa để chỉ định thuốc. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn thuốc có trên thị trường nhiều năm được công nhận là an toàn đối với thai phụ và cho dùng liều thấp nhất có hiệu lực. Trường hợp có thai mà không biết, lỡ dùng một số loại thuốc không biết rõ mức độ nguy hiểm cho thai, thì trong thời gian mang thai cần đi khám thai định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi kỹ. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Phan thị hà
Câu hỏi:
E có thai lần 3 sanh mổ ở bv mình dc k bs.e da mo 2 lan
Trả lời:
Chào bạn Phan Thị Hà. Mang thai trên vết sẹo mổ cũ ở tử cung lần 3 là rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bạn nên đi khám và theo dõi thai tại games đổi thưởng
chuyên khoa Phụ-Sản và chủ động sinh con tại đây ("chủ động" là không chờ đến khi chuyển dạ). games đổi thưởng
phụ Sản Nhi Bình Dương là 1 games đổi thưởng
chuyên khoa tuyến tỉnh, có chức năng khám và điều trị tất cả các bệnh thuộc chuyên khoa phụ- sản, trong đó có sản bệnh, sản khó như mổ lấy thai lần 3, lần 4 vv... Vậy bạn có thể yên tâm đến khám và điều trị tại đây. Để khám thai, bạn có thể đến trong giờ hành chính vào tất cả các ngày trong tuần từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Riêng Thứ Bảy và Chủ Nhật, phòng khám chỉ làm việc buổi sáng. Giờ làm việc buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, giờ làm việc buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Để nhập viện sinh, bạn có thể đến vào bất cứ giờ nào trong ngày. Thân mến chào bạn. Thân.
-
Phan thị lan
Câu hỏi:
Bác cho e hỏi với ạ. E có BHYT nhưng e mua ngoài hà nội giờ e vào đây và sắp sinh . E muốn sinh ở games đổi thưởng
mình. Bác sĩ cho e hỏi là nếu e đẻ ở games đổi thưởng
mình thì được hưởng BHYT k ạ. Và bao nhiêu %. Đứa đầu e sinh ở games đổi thưởng
mình ạ. E xin cảm ơn
Trả lời:
Bạn Phan Thị Lan thân mến. Theo quy định của cơ quan BHYT, trường hợp người có thẻ BHYT nhập viện trong tình trạng cần cấp cứu hay có chuyển dạ thật sự thì được hưởng BHYT như có giấy chuyển BHYT (cho dù có hay không có giấy chuyển BHYT, nhập viện tại cơ sở y tế cùng tỉnh (TP) hay khác tỉnh (TP) với nơi đăng ký KCB ban đầu). Mức hưởng là 80% chi phí KCB theo giá quy định của BHYT. Trường hợp người có BHYT khác tỉnh nhập viện trong tình trạng không cần cấp cứu hay chưa chuyển dạ,thì chỉ được hưởng chế độ BHYT trái tuyến, cho dù có giấy chuyển BHYT hay không. Mức hưởng là 60% của mức hưởng đúng tuyến. (60% của 80% trong trường hợp đúng tuyến). Vậy nếu bạn cần cấp cứu hay khi có chuyển dạ thật sự mới nhập viện thì vẫn được hưởng BHYT đúng tuyến, ngoài trường hợp này, bạn chỉ được hưởng BHYT trái tuyến khi nhập viện. Thân mến, chào bạn. Thân.
-
Ngô Nguyên
Câu hỏi:
Em 20 tuổi, chưa quan hệ
2 năm trước em có biểu hiện là thỉnh thoảng máu kinh màu nâu đen, rất ít, hơi dính, tới bv mình khám 4-5 lần đều kết luận ko có vấn đề gì, chỉ cần chú ý ăn uống nghỉ ngơi. Gần đây tình trạng này tái phát, kèm theo 1 bên môi trong âm đạo dài, lòi ra ngoài nhưng ko đau, ko rát. Cho em hỏi đây có phải bệnh lý gì ko? Có cần tái khám ko ạ? Em cảm ơn
Trả lời:
Bạn Ngô Nguyên thân mến. Môi nhỏ âm hộ có thể một bên nhỏ- một bên to hoặc dài hơn bên kia là điều bình thường, nhưng nếu 1 bên phát triển nhanh trong thời gian ngắn thì bạn nên đi khám bởi bác sĩ chuyên khoa, vì đó có thể do bệnh lý. Sau khi trực tiếp khám, chẩn đoán bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về tình trạng của mình. Máu kinh khi ra ít, có mầu nâu đen, hơi dính vẫn là máu kinh bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Thân mến chào bạn. Thân.